Bản quyền là quyền hợp pháp bảo vệ tác phẩm gốc của tác giả, ở đây cụ thể là bài hát. Đây là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,…
1. Căn cứ pháp lý:
Tại Điều 49 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009), bài hát là một trong những loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ. Để được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thì ca khúc phải có tính nguyên gốc tức do chính bạn sáng tác mà không phải sao chép, chỉnh sửa của bất kỳ tác phẩm nào khác và ca khúc của bạn phải được định hình dưới một hình thức nhất định. Thỏa mãn điều kiện trên, quyền bảo hộ tác giả đối với ca khúc này đã phát sinh hiệu lực.
Kể từ khi bài hát được sáng tác, dù đăng ký bản quyền cho bài hát hay không thì bài hát đó vẫn là của tác giả. Tuy nhiên nhiều tác giả/chủ sở hữu hát vẫn muốn đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình sáng tác cho dù đó là thủ tục không bắt buộc đối với họ, để được hưởng quyền tác giả một cách dễ dàng và nhanh chóng, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả càng sớm càng tốt, bởi các lợi ích sau đây:
– Xác lập công khai quyền sở hữu đối với bài hát đó, là căn cứ xác thực và có giá trị pháp lý cao nhất để tránh khỏi những rắc rối, tranh chấp từ người khác liên quan đến bài hát của mình gây hao tổn thời gian và chi phí không đáng có.
– Hạn chế tối đa các rủi ro xâm hại đến sản phẩm tinh thần của bạn. Hiện nay rất nhiều khả năng sao chép, đạo nhạc, đạo lời,… bài hát vậy đăng ký bản quyền là một lá chắn tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn.
– Là căn cứ để thực thi, yêu cầu người khác về các quyền liên quan đến bài hát của bạn như tự do sửa đổi mộ phần ca từ hoặc giai điệu bài hát, được tự cho bất kì ai muốn hát, biểu diễn bài hát. Bất cứ ai muốn khai thác lợi nhuận từ tác phẩm này đều phải hỏi ý kiến và chờ bạn đồng ý. Thậm chí, bạn có thể lấy Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan làm căn cứ để khởi kiện, yêu cầu bất kì cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền của bạn phải bồi thường và chấm dứt hành vi xâm phạm đó.
Những hình thức nên được bảo hộ: Tác phẩm âm nhạc, Tác phẩm điện ảnh, Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng đĩa, Bản ghi âm, Bản ghi hình, Chương trình phát sóng, Các cuộc biểu diễn …
2. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan (Bản nhạc, lời bài hát, đĩa CD thu âm nếu có);
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Bản quyền tác giả. Cục Bản quyền tác giả có địa chỉ tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ cụ thể như sau:
Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình
Đà Nẵng: Số 01, Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà.
TP HCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.
4. Thời gian: Thời gian xử lý là 15 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Sau thời hạn này,
Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.
Trường hợp từ chối cấp thì Cục phải có thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Bản chỉnh sửa theo yêu cầu hoặc kiến nghị Cục giải thích, kể từ khi nộp lại đơn, thời gian xử lý được tính lại từ đầu.
5. Tham khảo dịch vụ của Luật 7S
– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi đăng ký bản quyền
– Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ để làm thành bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
– Nộp đơn và theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền Tác Giả
– Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả
– Phối hợp xử lý hành vi vi phạm bản quyền tác giả
Trên đây là toàn bộ thủ tục xin đăng ký bản quyền bài hát. Hy vọng thông qua bài viết này của Luật 7S, Quý khách có thể nắm được thủ tục để áp dụng khi cần thiết. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, Quý khách có thể tham khảo các dịch vụ hỗ trợ của Luật 7S. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ để tạo thuận lợi tốt nhất quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@gmail.com
[:]