Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam được ưu chuộng không chỉ đối với phái đẹp mà với tất cả mọi người trong xã hội hiện đại.
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Mỹ phẩm sản xuất trong nước là sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam và lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc xuất khẩu đi các nước khác. Tổ chức, cá nhân sản xuất mỹ phẩm trong nước chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường khi đã được phòng quản lý dược thuộc Sở Y Tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước gồm:
Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước
Bước 1: Doanh nghiệp công bố gửi hồ sơ công bố theo hướng dẫn tới Sở Y Tế nơi đặt nhà máy sản xuất
Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc Sở Y Tế có trách nhiệm ban hành phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm.
Nếu hồ sơ chưa đáp ứng thì Sở Y Tế phải ra yêu cầu sửa đổi bổ sung trong đó nêu rõ các nội dung cần sửa đổi trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Sở Y Tê phải thông báo bằng văn bản không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm này.
Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo sửa đổi bổ sung, nếu Sở Y tế không nhận được hồ sơ bổ sung của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố thì hồ sơ công bố không còn giá trị. Trong trường hợp này, nếu tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục công bố thì phải nộp hồ sơ mới và nộp lệ phí mới theo quy định.
Thực tế khi làm công bố mỹ phẩm, bên công bố chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy ủy quyền từ nhà sản xuất và Bản xác nhận tự do lưu hành sản phẩm (CFS). Bên Bộ y tế không quan tâm xem doanh nghiệp đó đã có giấy phép kinh doanh nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm hay chưa. Cho nên, trong trường hợp này, bạn có thể đứng ra để đăng ký công bố mỹ phẩm.
– POA (bản gốc được hợp pháp hóa lãnh sự).
– CFS (bản gốc được hợp pháp hóa lãnh sự).
– Thông tin về thành phần mỹ phẩm và tỷ lệ các thành phần.
– Thông tin về Brand Name và tên gọi của sản phẩm
– Thông tin về cách dùng của sản phẩm.
1. Phiếu Công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố)
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
– CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
– CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Hình thức tư vấn trực tiếp: Chuyên viên tư vấn của Luật 7S sẽ gặp mặt, tư vấn và soạn thảo
hợp đồng trực tiếp tại văn phòng trong trường hợp khách hàng có điều kiện tới văn phòng gặp
chuyên viên tư vấn trực tiếp
– Hình thức tư vấn qua điện thoại: Chuyên viên tư vấn của Luật 7S sẽ gọi điện tư vấn trực tiếp
cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thể tới văn phòng do khoảng cách địa lí
hoặc các lí do khác, vấn đề yêu cầu tư vấn không quá phức tạp có thể trao đổi qua điện thoại.
– Hình thức tư vấn qua Email: Quý khách hàng liên hệ với Luật 7S thông qua email: lienhe@gmail.com để nhận được tư vấn của chuyên viên (Áp dụng đối với tất cả các trường hợp, tuy nhiên nếu vấn đề yêu cầu tư vấn phức tạp, chuyên viên có thể liên hệ với Quý khách hàng để làm rõ và thu thập thêm thông tin cần thiết).
– Cử luật sư phù hợp nhất của Hãng Luật phục vụ Khách hàng
– Hợp đồng được soạn thảo theo cách chuyên nghiệp
– Hỗ trợ pháp lý tốt nhất theo yêu cầu của Khách hàng trong suốt quá trình từ chuẩn bị cơ sở pháp lý, sơ thảo hợp đồng, thẩm định hợp đồng, ký kết hợp đồng
– Tối đa hóa lợi ích của khách hàng trong phạm vi pháp luật cho phép và hoàn cảnh cụ thể
– Hạn chế rủi ro pháp lý cho khách hàng
– Bảo mật thông tin
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com