Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

NHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

1. Những lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần:

  • Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng

– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

– Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần.

– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác

  • Phương thức chuyển nhượng

– Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

+ Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.

+ Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

  • Trường hợp thừa kế cổ phần

– Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

– Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

  • Trường hợp tặng cho cổ phần

– Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

  • Hệ quả pháp lý của việc chuyển nhượng cổ phần

– Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

– Người nhận cổ phần trong các trường hợp nêu trên chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

2. Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần:

– Thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp

– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông;

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông

– Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;

– Danh sách cổ đông sáng lập sau thay đổi;

– Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân người nhận chuyển nhượng;

– Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh việc chuyển nhượng hoàn tất;

– Quyết định góp vốn của tổ chức nhận chuyển nhượng;

– Giấy uỷ quyền hoặc giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ;

– Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

  • Đối với cổ phần của cổ đông sáng lập

– Bước 1: Soạn hồ sơ chuyển nhượng

– Bước 2: Thực hiện việc chuyển nhượng

+ Các bên liên quan ký kết hợp đồng chuyển nhượng

+ Lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng

+ Tổ chức họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

+ Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

– Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Sở kế hoạch và đầu tư

– Bước 4: Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý: Sau khi chuyển nhượng sẽ phát sinh nghĩa vụ kê khai và nộp thuế Thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần

  • Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông phổ thông sẽ không có thủ tục tổ chức họp Đại Hội đồng cổ đồng. Ngoài ra, phải tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).

Luật 7S đã tư vấn và thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần thành công cho rất nhiều doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: chuyển nhượng cổ phầncổ phầnHệ quả pháp lý của việc chuyển nhượng cổ phầnHồ sơ chuyển nhượng cổ phầnNHỮNG LƯU Ý KHI CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦNPhương thức chuyển nhượng cổ phầnThủ tục chuyển nhượng cổ phầntrường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322