Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Vlog 1977 Đá Xoáy Start – Up Trong Shark Tank, Câu Chuyện Pháp Lý Trò Chơi Điện Tử

VLOG1977 ĐÁ XOÁY START – UP TRONG SHARK TANK, CÂU CHUYỆN PHÁP LÝ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

Chi tiết số 1:

  • Ông giáo: Sao trông nó lại như thế này?
  • Cậu Vàng: Làm sao? Ông đã nhìn thấy Cậu Vàng ngoài đời bao giờ chưa?

Chi tiết này có lẽ là một ẩn ý về thương vụ của 2 bạn trẻ Phạm Vĩnh Lộc và Hồ Phương Thảo tại Shark Tank Việt nam mùa 3 kêu gọi 1 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần cho dự án Sử Hộ Vương, một start-up kinh doanh bằng cách bán những chiếc thẻ game. Bối cảnh mà trò chơi này sử dụng chính là nhân vật lịch sử có thật của Việt Nam với những cái tên rất quen thuộc như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương. Trong các cuộc đấu, những nhân vật này sẽ đấu với nhau xem ai là người chiến thắng.

Vlog 1977 Đá Xoáy Start - Up Trong Shark Tank

Vlog 1977 Đá Xoáy Start – Up Trong Shark Tank

Khi Shark Liên nói rằng: “Những nhân vật lịch sử mà các bạn vẽ không giống nhân vật thật. Như Nguyễn Huệ chẳng hạn, tôi thấy như là truyện tranh Nhật Bản.” Nguyễn Du thì được shark Hưng ví là giống Lãng tử Yến Thanh, một nhân vật Trung Quốc.

Đáp lại lời nhận xét này, Phương Thảo hỏi lại với một thái độ gay gắt: “Có anh chị nào đã từng nhìn thấy Nguyễn Huệ thực sự không ạ?” Câu hỏi này khiến nữ founder “5 điểm sử” của Sử Hộ Vương nhận được không ít “gạch đá.”

Tuy nhiên, thương vụ gọi vốn này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía các shark và cả từ phía cư dân mạng. Thương vụ gọi vốn không thành công, điều thực sự khiến khán giả gây tranh cãi lại là nội dung dự án cũng như bản thân 2 founder tìm tới với chương trình. Mặc dù lấy tên các nhân vật lịch sử nhưng thiết kế nhân vật lại sử dụng kiểu vẽ truyện tranh của Nhật Bản và Trung Quốc. Hình tượng những người anh hùng được thần tượng trong lịch sử được tái hiện người thì tóc vàng, người thì tóc dài lãng tử, người thì mặc đồ hở khoe cơ bắp, người thì ăn vận như kẻ phong trần phiêu du, người thì hở bạo. Các Shark đều đồng tình cho rằng nếu 2 founder đã mượn lịch sử để kinh doanh thì không được xúc phạm phỉ báng nhân vật và thiếu tôn trọng lịch sử như vậy. Trước sự phản đối của nhà đầu tư, 2 bạn trẻ thậm chí không tiếp thu mà còn “cãi chày cãi cối” cho bằng được để bảo vệ lập luận của mình.

Là một trong số những dự án hiếm hoi về sử Việt, Sử Hộ Vương đã từng được cộng đồng đón nhận với những tín hiệu rất tích cực. Ngay cả khi xuất hiện trên Shark Tank và tạo ra làn sóng phản đối, bên dưới vẫn xuất hiện nhiều comment ủng hộ 2 founder. Đây là một case start-up sáng tạo, có tiềm năng hay hoàn toàn không có tương lai, thậm chí gây ảnh hưởng tới việc giới trẻ tiếp cận và lý giải lịch sử?

Tuy nhiên các bạn cũng đừng quá lo lắng, để 1 game được phát hành, cần trải qua quá trình xin phép phát hành khá kĩ lưỡng. Game phải được thông qua bởi Bộ Thông tin và Truyền thông xin ý kiến các cơ quan ban ngành liên quan (nếu cần thiết) để phê duyệt.

Liên quan đến trò chơi điện tử trên mạng thì tại Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng như sau:

1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:

  1. a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:

 – Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);

 – Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);

 – Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);

 – Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).

Trước tiên, bạn cần xác định loại hình trò chơi điện tử bạn cung cấp thuộc loại trò chơi nào. Khi đó, theo loại trò chơi sẽ xác định được điều kiện xin cấp giấy phép phát hành game theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

 Nhìn chung, dù thuộc loại trò chơi nào thì bạn cũng cần đảm bảo các điều kiện chung sau đây:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
  2. Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;
  3. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
  4. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Theo quy định này các doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ game chuyên nghiệp cần đảm bảo điều kiện cũng như thủ tục tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.  

Tham khảo hướng dẫn thủ tục xin giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng tại link sau:  https://dvc.mic.gov.vn/Pages/ThuTucHanhChinh/chitiettthc.aspx?tthcId=1085

Thân ái.

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

 

Đọc thêm

Thẻ tag: Đá Xoáy StartPháp Lý Trò Chơi Điện TửShark Tank Việt namVlog 1977

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322