I. GIỚI THIỆU
Tổng quan về tầm quan trọng của quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Ly hôn là việc vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, tại thời điểm quyết định toà án có hiệu lực Pháp luật của tòa án. Sau khi ly hôn, quy định về việc trông nom, chăm sóc, nghĩa vụ, điều kiện giáo dưỡng và quyền nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Mục tiêu của bài viết:
Giải đáp chi tiết đến bạn về quy định, điều kiện và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn và giải đáp những thông tin về quyền nuôi con sau ly hôn.
II. TƯ VẤN PHÁP LÍ
III. THU THẬP TÀI LIỆU
Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con, các chứng cứ chứng minh cho khởi kiện quyền nuôi con (trường hợp hai bên không thoả thuận được hoặc khởi kiện thay đồi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con), quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
2. Cách lưu trữ và bảo quản tài liệu:
Sao lưu và lưu trữ tài liệu ở nơi an toàn, có thể là bản mềm trên máy tính hoặc bản sao giấy tại nơi dễ truy cập.
IV. QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi của con. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con.
Bên cạnh đó, để đưa ra quyết định về người trực tiếp nuôi con chính xác nhất, Tòa án sẽ xem xét thêm về các điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của mỗi bên để đảm bảo quyền lợi dành cho con:
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, pháp luật ấn định trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ bàn giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với trẻ từ 07 tuổi trở lên có quyền chọn người trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng theo nguyện vọng của con.
Vợ chồng có thế thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn hoặc căn cứ vào quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người trực tiếp nuôi con sau ly hôn vẫn có thể bị thay đối nếu đáp ứng các quy định tại điều này, cụ thể:
Như vậy, trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn xảy ra khi có căn cứ chứng minh người đảm nhận nuôi con không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái hoặc có thỏa thuận khác từ cha mẹ hay thậm chí là có yêu cầu thay đổi từ những người có thẩm quyền theo quy định.
Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Theo đó, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của con, đảm bảo đáp ứng các như cầu thiết yếu về ăn, ở, học tập …. sau khi cha mẹ ly hôn. Nghĩa vụ cấp cấp dưỡng này sẽ kéo dài cho đến khi con thành niên, hoặc khi con đã có khả năng lao động và tài sản để có thể tự nuôi chính mình. Trong trường hợp con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình, cha mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mức cấp dưỡng có thế được thỏa thuận giữa người không trực tiếp nuôi con với người trực tiếp nuôi con hoặc là thỏa thuận trực tiếp với người con này
Mức cấp dưỡng này sế căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng có thế thay đổi nếu như các bên chứng minh được mình có lý do chính đáng, việc thay đối mức cấp dưỡng này sẽ do các bên tự hỏa thuận với nhau, và các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết trong trường hợp không tự thỏa thuận được
Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng vì muốn giành quyền nuôi con sau ly hôn mà chấp nhận thỏa thuận cho đối phương không cần phải cấp dưỡng hoặc chỉ phải cấp dưỡng cho con với mức chi phí rất thấp. Đây là một thỏa thuận trái với quy định của pháp luật nhưng lại rất khó đế có thể phát hiện ra ra, và pháp luật cúa chúng ta hiện nay lại chưa có chế tài để xử lý hành vi này, do đó đã không thể nào đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người con về vấn đề cấp dưỡng sau khi cha me ly hôn.
.VII. TƯ VẤN TÂM LÝ
VIII. KẾT LUẬN
Điều 81, 82,84 và điều 116 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.