Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Điều kiện đăng ký tên thương mại

[:vi]1. Điều kiện đăng ký tên thương mại
Tên công ty chính là tên thương mại của công ty, là tên gọi của tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh. Tên công ty được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sử dụng tên công ty là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. Như vậy, nếu tên công ty bạn đã được cá nhân, tổ chức khác sử dụng trước trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh với công ty bạn thì công ty của bạn không được phép sử dụng tên thương mại đó.

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần phải đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ như đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Và cũng theo đó, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khả năng phân biệt sẽ được đáp ứng nếu tên thương mại đó: chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Với những đặc điểm như, tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông thường cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư địa phương.
2. Tên thương mại cần đảm bảo yêu cầu như sau:
Luật Doanh nghiệp quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…”. Yếu tố trùng và gây nhầm lẫn cũng được quy định như sau (Điều 34 Luật Doanh Nghiệp):
“….1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với
tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
….”
Để phòng tránh mọi hành người khác vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên công ty của bạn đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của công ty bạn, đồng thời tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty mình trước sự quy định chưa thống nhất của Luật doanh nghiệp và Luật sở hữu trí tuệ, Luật 7S khuyên bạn nên lựa chọn phương án đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm gián tiếp xác lập quyền sở hữu tên thương mại của công ty bạn trên thị trường, giúp các công ty hoàn toàn yên tâm kinh doanh và giảm bớt nỗi lo ngại cho việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Để tìm hiểu cụ thể thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã có đơn nộp đăng ký, doanh nghiệp có thể tra cứu từ các nguồn sau đây:
– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
– Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);
– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (http://www.noip.gov.vn/);
– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (http://www.wipo.int/);
3. Những điều cần chú ý:
1. Hãy sáng tạo hết mức có thể để tránh việc nhãn hiệu, logo và tên thương mại của bạn bị trùng lặp hoặc
tương tự với một nhãn hiệu, logo đã được đăng ký bảo hộ.
2. Bạn có thể thuê một luật sư tư vấn về nhãn hiệu để tư vấn và giúp bạn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu,
logo.
3. Những từ chung chung hoặc ngôn ngữ hàng ngày không được dùng để đăng ký nhãn hiệu.
4. Nếu bạn không gia hạn nhãn hiệu sau 10 năm kỳ hạn đăng ký thì người khác có thể sử dụng nhãn hiệu của
bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

[:en]Điều kiện đăng ký tên thương mại
Tên công ty chính là tên thương mại của công ty, là tên gọi của tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh. Tên
công ty được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sử dụng tên công
ty là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong
các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa,
bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. Như vậy, nếu tên công ty bạn đã được cá nhân,
tổ chức khác sử dụng trước trong cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh với công ty bạn thì công ty của bạn
không được phép sử dụng tên thương mại đó.

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện nay, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập
trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần phải đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ như đối
với nhãn hiệu và chỉ dấn địa lý. Và cũng theo đó, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh. Khả năng phân biệt sẽ được đáp ứng nếu tên thương mại đó: chứa thành phần tên riêng (trừ trường
hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương
mại mà người khác sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; không trùng hoặc tương tự đến
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương
mại đó được sử dụng. Với những đặc điểm như, tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông thường
cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư địa phương.
Cụ thể, tên thương mại cần đảm bảo yêu cầu như sau:
Luật Doanh nghiệp quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật, không trùng hoặc gây
nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; phải viết rõ loại hình doanh nghiệp: công ty

trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…”. Yếu tố trùng và gây nhầm lẫn cũng được quy định như sau (Điều 34
Luật Doanh Nghiệp):
“….1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với
tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu
“&”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của
doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự
nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh
nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân”
ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ
“miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường
hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
….”
Để phòng tránh mọi hành người khác vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên công ty của
bạn đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của công ty bạn, đồng thời
tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của công ty mình trước sự quy định chưa thống nhất của Luật doanh nghiệp và
Luật sở hữu trí tuệ, Luật 7S khuyên bạn nên lựa chọn phương án đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm gián tiếp xác
lập quyền sở hữu tên thương mại của công ty bạn trên thị trường, giúp các công ty hoàn toàn yên tâm kinh
doanh và giảm bớt nỗi lo ngại cho việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Để tìm hiểu cụ thể thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã có đơn nộp đăng ký, doanh nghiệp
có thể tra cứu từ các nguồn sau đây:
 Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
 Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);
 Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng
Internet (http://www.noip.gov.vn/);
 Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Cục Sở hữu trí tuệ công
bố trên mạng Internet (http://www.wipo.int/);
Những điều cần chú ý:
1. Hãy sáng tạo hết mức có thể để tránh việc nhãn hiệu, logo và tên thương mại của bạn bị trùng lặp hoặc
tương tự với một nhãn hiệu, logo đã được đăng ký bảo hộ.
2. Bạn có thể thuê một luật sư tư vấn về nhãn hiệu để tư vấn và giúp bạn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu,
logo.
3. Những từ chung chung hoặc ngôn ngữ hàng ngày không được dùng để đăng ký nhãn hiệu.
4. Nếu bạn không gia hạn nhãn hiệu sau 10 năm kỳ hạn đăng ký thì người khác có thể sử dụng nhãn hiệu của
bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

[:]

Đọc thêm

Thẻ tag: Điều kiện đăng ký tên thương mại

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322