Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập công ty như thế nào?

Góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập công ty là một vấn đề khá mới xuất hiện trong hoạt động góp vốn thành lập công ty cổ phần. Vậy theo quy định của pháp luật, các cổ đông có thể góp vốn thành lập công ty hay không? Và quy trình, thủ tục góp vốn bằng cổ phiếu thành lập công ty được thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật 7S sẽ giúp khách hàng trả lời được hết những băn khoăn trên.

I. CÓ THỂ GÓP VỐN BẰNG CỔ PHIẾU ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY HAY KHÔNG?

Việc góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập công ty là hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp. Bởi:

1. Cổ phiếu là một loại tài sản góp vốn theo khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014

Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về tài sản góp vốn như sau:
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Mà cổ phiếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để có thể trở thành tài sản góp vốn:

Thứ nhất, Cổ phiếu là một loại tài sản

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…

Thứ hai, Cổ phiếu có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam

Vì bản chất cổ phiếu có giá trị, có mệnh giá tối thiểu là 10.000 VNĐ. Ngoài ra, Cổ phiếu đã được các Cổ đông thành lập Công ty định giá Cổ phiếu bằng biên bản định giá riêng.

2. Cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập Công ty

Do cổ phiếu là một loại tài sản góp vốn, nên người sở hữu Cổ phiếu đương nhiên có toàn quyền được sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Thực tế, bản chất hoạt động góp vốn bằng cổ phiếu của Cổ đông là hoạt động chuyển nhượng cổ phần. Bởi lẽ, sau khi Công ty mới được thành lập, cổ đông góp vốn sẽ phải chuyển quyền sở hữu cổ phiếu sang cho Công ty mới được thành lập căn cứ quy định tại khoản c điều 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra, trên thực tế, hoạt động góp vốn bằng cổ phần của cá nhân đã được một số cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận, ví dụ như Sở KH&ĐT thành phố Hồ Chí Minh.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GÓP VỐN BẰNG CỔ PHIẾU ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Trình tự thực hiện

Về mặt pháp lý việc góp vốn đối với các tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản giao nhận.

Nội dung biên bản phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Cụ thể:

– Bước 1. Thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

– Bước 3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

– Bước 4. Cấp giấy chứng nhận góp vốn và ghi nhận tư cách thành viên

2. Thành phần hồ sơ

– Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập (theo mẫu);

– Biên bản họp/quyết định của đại hội đồng cổ đông công ty (nếu việc thay đổi cổ đông sáng lập dẫn tới việc thay đổi điều lệ công ty;

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

– Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

– Danh sách cổ đông công ty;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Thời gian theo luật định

5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định

III. DỊCH VỤ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA LUẬT 7S

1. Đề xuất dịch vụ

– Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến việc góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập công ty;

– Soạn thảo hồ sơ để nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc lưu văn phòng của doanh nghiệp;

– Thay mặt khách hàng:

  • Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ (nếu có);
  • Nhận kết quả;
  • Nộp phí, lệ phí liên quan;
  • Đăng bố cáo về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

2. Kết quả khách hàng nhận được

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi;

– Biên lai nộp lệ phí công bố chuyển nhượng cổ phần.

3. Thời gian thực hiện

5 – 7 ngày làm việc

4. Phí dịch vụ

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phí dịch vụ phù hợp với tính chất doanh nghiệp và nội dung công việc mà bạn yêu cầu.

Trên đây là những thông tin về hoạt động góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập công ty của Luật 7S.

Nếu có nội dung chưa rõ, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi!

Đọc thêm

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322