Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

Môi giới thương mại trong đời sống là hoạt động diễn ra thường xuyên, tuy nhiên có những bên tham gia quan hệ môi giới thực tế chưa thực sự quan tâm tới hợp đồng thương mại dẫn đến những thiệt hại về quyền và lợi ích của chủ thể tham gia. Luật 7S xin cung cấp cho Quý khách hàng một số thông tin về hợp đồng môi giới thương mại.

Môi giới thương mại là gì?

Căn cứ Điều 150 Luật Thương mại 2005: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.”

Trong quan hệ môi giới thương mại, Bên B là bên môi giới kí hợp đồng môi giới với Bên A là bên được môi giới. Bên B sẽ tìm kiếm, làm trung gian kết nối cho Bên A và một bên thứ ba để hai chủ thể này tiến hành mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với nhau.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng môi giới thương mại

1. Chủ thể giao kết hợp đồng

Bên môi giới: Theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên môi giới phải là thương nhân. Khi đó, bên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trở thành thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Bên được môi giới: Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

2. Chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện

Các chủ thể khi tham gia ký kết hợp đồng ủy thác phải biết về đối tác, nội dung của giao dịch và hoàn toàn tự do ý chí trong việc xác lập, thực hiện giao dịch, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, giả tạo.

3. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.

4. Hình thức của hợp đồng

Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng môi giới thương mại. Như vậy hợp đồng có thể được giao kết theo các hình thức sau: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể

Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng môi giới thương mại

1. Điều khoản về thông tin của các bên trong hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định người thực hiện hợp đồng, người chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra

+ Cá nhân: họ và tên, số giấy chứng thực cá nhân, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,…

+ Pháp nhân: tên, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật,…

2. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Mỗi một hợp đồng đều có đối tượng cụ thể. Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng mà các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên có thể quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lương…của đối tượng trong hợp đồng.

3. Điều khoản về chi phí và phương thức thanh toán

Các bên có thể thỏa thuận về thù lao mà bên môi giới được nhận. Đồng thời các bên cũng có thể thỏa thuận về phương thức thanh toán thù lao như thanh toán bằng tiền măt, chuyển tiền thông qua tài khoản,…

4. Quyền và nghĩa vụ các bên

Các bên có thể tự do thỏa thuận quyền và nghĩa vụ phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Tuy nhiên các bên có thể quy định về quyền và nghĩa vụ dựa trên quy định của Luật Thương mại 2005

Điều 151. Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
  2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
  3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
  4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

Điều 152. Nghĩa vụ của bên được môi giới

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

  1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
  2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

Khi ký kết hợp đồng môi giới thương mại các bên có thể thêm các điều khoản phù hợp với yêu cầu công việc mà các bên thực hiện. Đồng thời các bên phải lưu ý về những điều khoản bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm đảm bảo một cách tối đa nhất quyền của mình khi thực hiện hợp đồng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

 

Đọc thêm

Thẻ tag: điều kiện có hiệu lực của hợp đồng môi giới thương mạihợp đồng môi giới thương mạimôi giới thương mạiNghĩa vụ của bên được môi giớiNghĩa vụ của bên môi giới thương mạiNhững điều khoản cơ bản trong hợp đồng môi giới thương mạitư vấn hợp đồng môi giới thương mại

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322