Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI / TÊN DOANH NGHIỆP

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân
biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh. Để được pháp luật SHTT bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương
mại của tổ chức, cá nhân, cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 điều 78
Luật SHTT, bao gồm:
(i) Chứa thành phần tên riêng để phân biệt
(ii) Không trùng và tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được
bảo hộ trước đó
(iii) Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác
đã sử dụng trong cùng linh vực và khu vực kinh doanh.


Quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp
tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không
cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thường thì tên của doanh nghiệp trong đăng ký kinh
doanh cũng chính là tên thương mại của doanh nghiệp.
Trong một số tình huống nhất định để xác định phạm vi bảo hộ của tên thương mại,
chúng ta phải biết được thời điểm chính xác để tên thương mại được xem là bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 76 Luật SHTT, điều kiện chung để tên thương mại được bảo hộ là
tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó
với chủ thể kinh doanh khác cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khi đáp ứng điều kiện
bảo hộ thì quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp
tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Theo Nghị định số
103/2006/NĐ_CP quy định: “phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo
phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ
kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một
cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh
doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên
gọi đó được coi là hợp pháp.”
Với các quy định trên, thời điểm tên thương mại được bảo hộ là thời điểm được chủ thể
mang tên thương mại đó sử dụng hợp pháp trên thực tế. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để
được pháp luật bảo hộ, bên cạnh các điều kiện được quy định tại Điều 76 và điều 78 luật
SHTT, tên thương mại trước hết phải là tên của cơ sở kinh doanh, có nghĩa là cơ sở kinh
doanh đó phải được hình thành và được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp
luật. Mặc dù việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh
doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó nhưng đó là một điều kiện để việc sử dụng
tên gọi đó được coi là hợp pháp. Như vậy, dù động tác đăng ký kinh doanh tại sở kế
hoạch và đầu tư không phải là điều kiện đủ để phát sinh quyền đối với tên thương mại,
nhưng là điều kiện quan trọng khác để tên thương mại đó sử dụng một cách hợp pháp.

Vì xét về bản chất, chức năng của tên thương mại là nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thương mại với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực kinh doanh và lĩnh
vực kinh doanh.
Khoản 6 điều 124 Luật SHTT quy định: “Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành
vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các
hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản
phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.”
Căn cứ điều 123 luật SHTT, các hành vi sử dụng trên phải do chủ sở hữu tên thương mại
hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu tên thương mại cho phép thực hiện.
Như vậy, việc xem xét chủ sở hữu tên thương mại có thật sự đã sử dụng tên thương mại
(đúng theo quy định của pháp luật) không cũng là một cơ sở quan trọng để tên thương
mại đó được bảo hộ.

Đọc thêm

Thẻ tag: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI / TÊN DOANH NGHIỆP

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322