Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

Trái với các đối tượng sở hữu trí tuệ truyền thống khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào. Bởi vậy, một bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ vô thời hạn. Với những lý do này, việc bảo hộ bí mật kinh doanh có vẻ như đặc biệt hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy định của pháp luật về bí mật kinh doanh

Quy định của pháp luật về bí mật kinh doanh

Trong quá trình đầu tư kinh doanh, những thông tin thu được từ mọi hoạt động đầu tư tài chính đến đầu tư trí tuệ mà tổ chức, doanh nghiệp tích lũy, thu thập được nhưng chưa bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh thì được gọi là bí mật kinh doanh. Quyền Sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên những điều kiện mà pháp luật đã quy định.
Tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh được gọi là Chủ sở hữu bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Theo quy định tại Điều 84 Luật SHTT, các điều kiện chung để bí mật kinh doanh được bảo hộ bao gồm:

a) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

b) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Theo đó, các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 85 như sau:

a) Bí mật về nhân thân;

b) Bí mật về quản lý nhà nước;

c) Bí mật về quốc phòng, an ninh;

d) Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Hiện nay, các bí mật kinh doanh được sử dụng một cách rộng rãi bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như hoàn toàn dựa vào bí mật kinh doanh để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình một cách hữu hiệu.
Giải pháp đối với vấn đề này đó là: Việc bảo hộ bí mật kinh doanh có ưu điểm là không bị hạn chế về mặt thời gian (sáng chế thường được kéo dài đến 20 năm). Nó sẽ còn được kéo dài tới chừng nào bí mật đó còn chưa bị bộc lộ ra công chúng.
Nếu Quý khách hàng còn có vấn đề vướng mắc, hãy liên hệ với Luật 7S để được tư vấn cụ thể, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@gmail.com

Đọc thêm

Thẻ tag: điều kiện chung để bí mật kinh doanh được bảo hộQUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÍ MẬT KINH DOANHsở hữu trí tuệ

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322