Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

SO SÁNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

SO SÁNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

SO SÁNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Sở hữu trí tuệ trong thời đại hội nhập quốc tế có vai trò rất lớn. Một trong những vai trò đó là thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia. Một công ty có thể bảo mật tốt về công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa sẽ tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư lớn. Hệ thống quyền sở hữu trí tuệ cũng góp một phần không hề nhỏ trong quá trình chuyển giao công nghệ. Với một quốc gia vững chắc về sở hữu trí tuệ sẽ có cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với một quốc gia chậm phát triển và hệ thống sở hữu trí tuệ lỏng lẻo.

Pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta hiện nay bảo hộ cho ba nhóm đối tượng gồm: Quyền tác giả (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá), quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý), quyền đối với giống cây trồng (giống cây trồng và vật liệu nhân giống). Trong đó, quyền tác giảquyền sở hữu công nghiệp đang rất được quan tâm. Để hiểu rõ hơn hai nhóm đối tượng này, Luật 7S trân trọng gửi tới Quý khách hàng bảng so sánh sau:

Tiêu chí

Quyền tác giả   Quyền sở hữu công nghiệp
+ Hai loại quyền này đều được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ, cùng bảo hộ thành quả sáng tạo

+ Không được bảo hộ nếu tác phẩm vi phạm các quy định pháp luật hoặc các quy định về đạo đức của đất nước tiến hành bảo hộ

Khái niệmQuyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Đối tượng bảo hộtác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoásáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
Đối tượng không được bảo hộ+  Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

+  Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

+ Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

+ Cách thức thể hiện thông tin;

+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

+ Giống thực vật, giống động vật;

+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

+ Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

+  Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

+ Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:

+  Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;

+ Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

+  Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

+  Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

+  Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

+ Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Thời điểm phát sinhQuyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ
Yêu cầu về văn bằng bảo hộKhông cần phải có văn bằng bảo hộ.Một số phải được cấp văn bằng mới
được bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá)
Thời hạn bảo hộThời hạn bảo hộ dài hơn: thường là hết cuộc đời tác giả và 50 (hoặc 60, 70) năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…).Thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (5 năm đối với KDCN, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế – có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).
Nội dung bảo hộQuyền nhân thân, quyền tài sảnQuyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả

 

Trên đây là một số điểm so sánh bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Để hiểu rõ hơn cũng như nhận được những ý kiến tư vấn nhanh chóng, kịp thời về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp từ những luật sư giàu kinh nghiệm của Luật 7S.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: đối tượng bảo hộSO SÁNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆPyêu cầu bảo hộ

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322