Trong thời buổi kinh tế toàn cầu như hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập và mong muốn phát triển, vươn ra tầm thế giới. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau không ít doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đứng trước thách thức ấy, tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới, phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Luật Doanh nghiệp 2014.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh. Thời gian doanh nghiệp được phép tạm ngừng kinh doanh không quá 02 năm.
Điều 200 Luật Doanh nghiệp quy định: doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Ví dụ: Ngày 01/01/2018 Quý khách hàng nộp hồ sơ tạm ngừng lên Sở kế hoạch và Đầu tư, hồ sơ hợp lệ, thì Công ty được tạm ngừng từ ngày 15/01/2018.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm. Một lưu ý đối với cách tính thuế môn bài phải nộp đã được Tổng Cục thuế hướng dẫn cụ thể như sau: Người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với cả năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh; còn nếu người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (tức thời hạn tạm ngừng kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm dương lịch thứ nhất.
Ví dụ: Công ty Đình Lập muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh liên tiếp trong hai năm 2018 đến 2019 thì làm hồ sơ như sau
Lần 1: Nộp hồ sơ ngày 15/12/2017: Đăng ký tạm ngưng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018.
Lần 2: Nộp hồ sơ ngày 15/12/2018: Đăng ký tạm ngưng từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019.
Nếu khách hàng đăng ký tạm ngừng trọn nguyên năm như vậy thì không phải làm báo cáo quý, báo cáo tài chính cho công ty trong những năm tạm ngưng. Và không phải nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài công ty.
Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác. Nhờ đó, doanh nghiệp tập trung nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tìm cơ hội mới cho doanh nghiệp
Một ưu điểm nổi bật của việc tạm ngừng kinh doanh là khi doanh nghiệp hoạt động trở lại thì thủ tục rất đơn giản, chẳng hạn nếu hết thời hạn tạm ngưng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo.
DỊCH VỤ TẠM NGỪNG KINH DOANH
Công ty Cổ phần Tư vấn và dịch vụ Luật 7s xin gửi tới Quý khách hàng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh:
+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
+ Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
+ Giấy ủy quyền (Nếu có)
+ Thông báo của công ty về việc tạm ngừng (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu)
+ Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Quyết định của Hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. (Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu)
+ Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Tất cả các thành viên hoặc cổ đông trong công ty cùng ký.)
+ Giấy ủy quyền (Nếu có)
Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh thành phố doanh nghiệp đặt trụ sở
2. Thời gian xử lý hồ sơ:
Trong vòng 03 ngày nộp lên Sở kế hoạch và Đầu tư, không tính ngày đi nộp
Lưu ý: Văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết của 7SLAW, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 093.677.8880. Các Luật sư, chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322
Email: lienhe@luat7s.com