Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Thủ tục báo giảm BHXH khi người lao động nghỉ việc

Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM: Vốn điều lệ là gì? Cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty không?

Ngày 8/3/2019, bà Lê Thị Dịu (TP. Hà Nội) nghỉ việc và báo công ty cắt giảm BHXH. Công ty ngay sau đó đã báo giảm lao động và cơ quan BHXH đã gửi thông báo về việc này.

Trong khi Công ty bà Dịu cũng chưa kịp gửi BHYT và sổ BHXH tới cơ quan BHXH trực thuộc thì nay bà Dịu quay lại làm việc tại Công ty và muốn báo tăng lại lao động. Hiện Công ty bà đã hoàn thành đóng BHXH của tháng 3/2019 và không nợ BHXH. Bà Dịu hỏi, có cách nào để giảm thiểu việc chốt sổ rồi lại báo tăng không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trả lời như sau:

Khi lao động nghỉ việc, công ty đã thực hiện việc báo giảm là đúng theo quy định. Căn cứ Điểm 2.4 Khoản 2 Phần II Mục A công văn 1644/BHXH-QLT ngày 7/7/2017 của BHXH thành phố Hà Nội quy định về giá trị thẻ BHYT khi đơn vị báo giảm lao động. Theo đó nếu đơn vị nộp hồ sơ báo giảm sau ngày 1 của tháng thì phải đóng BHYT của tháng đó và các tháng báo giảm chậm, thẻ BHYT chỉ dùng hết tháng báo giảm.

Do đó việc báo tăng lại lao động sau khi báo giảm là cần thiết cho việc cấp thẻ BHYT giá trị nối tiếp của người lao động.

Lao động nghỉ việc thì căn cứ Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH số 58/2014/ QH13 ngày 20/11/2014 về việc: Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXJ trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Thủ tục báo giảm BHXH khi người lao động nghỉ việc

Thủ tục báo giảm BHXH khi người lao động nghỉ việc

Khi có sự thay đổi về mặt nhân sự (số lượng), công ty cần thực hiện các thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhân viên.

  • Hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH
  • Nơi nộp hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH
  • Mức đóng BHXH khi báo tăng
  • Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

XEM THÊM: Thuế môn bài là gì? Mức đóng lệ phí môn bài năm 2020 hiện nay!

Hồ sơ làm thủ tục báo tăng, báo giảm BHXH

Trình tự thủ tục báo tăng, báo giảm BHXH cho nhân viên trong bài viết áp dụng cho công ty đang tham gia BHXH, và có nghiệp vụ phát sinh trong tháng: Báo tăng cho nhân viên khi có nhân viên mới hoặc Báo giảm cho nhân viên khi có nhân viên thôi việc. Trình tự hồ sơ thực hiện theo các bước như sau:

Đối với Báo tăng nhân viên, Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

  • Hợp đồng lao động giữa công ty với nhân viên, HĐLĐ có ký tên, đóng dấu
  • Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên, chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng lùi so với thời điểm hiện tại
  • Thông tin của nhân viên báo tăng, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) 600 của BHXH. Tải mẫu PGNHS 600 tại đây

Đối với Báo giảm nhân viên, Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

  • Hợp đồng lao động giữa công ty với nhân viên, HĐLĐ có ký tên, đóng dấu
  • Thông tin của nhân viên báo giảm, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) 600a của BHXH. Tải mẫu PNGHS 600a tại đây.
  • Quyết định cho thôi việc nhân viên, có ký tên đóng dấu của công ty.

Nơi nộp hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

Sau khi điền đầy đủ thông tin theo Mẫu PGNHS 600 hoặc 600a và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, có 02 phương thức để Khách hàng có thể nộp hồ sơ như sau:

  1. Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH

Đối với hình thức nộp trực tiếp này, Khách hàng có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH quản lý công ty mình để nộp hoặc gửi qua đường bưu điện. Hình thức này không còn được áp dụng phổ biến, tùy BHXH từng quận, đa số hiện nay, ít có cơ quan BHXH nào còn nhận báo tăng hoặc báo giảm cho nhân viên bằng hồ sơ giấy trực tiếp.

  1. Nộp trực tuyến qua mạng.

Hình thức này đang được đa số cơ quan BHXH quận, huyện áp dụng. Khi áp dụng hình thức này thì công ty cần dùng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội để tạo ra file hồ sơ, sau đó dùng thiết bị Chữ ký số (Token) công ty để nộp hồ sơ này lên cơ quan BHXH thông qua trang https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn

Đầu tiên, Doanh nghiệp cần lên trang https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn để đăng ký tài khoản giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử cho công ty.

Sau đó, Doanh nghiệp cần tải phần mềm kê khai BHXH về để kê khai và kết xuất ra file hồ sơ.

Phần mềm được dùng phổ biến nhất hiện nay là Phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội KBHXH của Tổng cục Bảo hiểm xã hội, phần mềm này không tính phí, hỗ trợ miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp. Nhưng để sử dụng miễn phí được phần mềm này, cần lưu ý những điểm như sau:

+ Phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội này áp dụng đối với đơn vị lần đầu tiên kê khai BHXH qua mạng điện tử

+ Không áp dụng đối với những công ty trước đây đã từng mua phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của các nhà mạng như: Viettel, VNPT, EFY Viet Nam, BKAV, TS24,…

Đối với những công ty trước đây đã mua phần mềm kê khai của các nhà mạng, bây giờ muốn sử dụng phần mềm kê khai KBHXH của Tổng cục bảo hiểm, thì phải liên hệ lên các nhà mạng đã đăng ký để yêu cầu hỗ trợ hủy bỏ dịch vụ bên nhà mạng cũ, thì có thể sử dụng phần mềm KBHXH.

Mức đóng BHXH khi báo tăng

  • Tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội của 1 nhân viên khi báo tăng cũng tương tự như 1 nhân viên đã đóng lâu năm. Cụ thể tỷ lệ đóng/tiền lương như sau:
  • Tiền đóng BHXH = 32% * Mức lương đóng BHXH của người lao động
  • Đối với trường hợp báo tăng cho nhân viên vào thời điểm lùi so với thời điểm hiện tại, thì Khách hàng phải đóng phạt truy thu.

XEM THÊM: Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Bắc Giang Uy Tín!

Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

Trong vòng 10 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

Đối với báo tăng: Sẽ nhận được Sổ BHXH và thẻ BHYT, nếu nhân viên báo tăng trước đây đã từng tham gia Bảo hiểm xã hội và đã có sổ BHXH thì chỉ nhận được thẻ BHYT. Vì mỗi một người lao động tham gia BHXH chỉ được cấp 01 sổ BHXH, trong trường hợp người lao động làm mất hoặc thất lạc thì phải làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH.

Đối với báo giảm: Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm cho nhân viên, công ty làm hồ sơ chốt sổ cho nhân viên và nộp lên cơ quan BHXH quản lý kèm cùng với sổ BHXH và thẻ BHYT (nếu còn hạn).

Đề nghị đơn vị quản lý người lao động liên hệ với cơ quan BHXH nơi quản lý để được xử lý khi lao động quay lại đơn vị cũ làm việc.

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

#thủ tục báo giảm bhxh 2019
#thủ tục báo giảm bhxh 2019 qua mạng
#hồ sơ báo giảm bhxh 2019
#báo giảm bhxh trước ngày
#thủ tục báo giảm bhxh 2018 qua mạng
#thời hạn báo giảm bhxh 2018
#báo giảm bhxh trễ
#hướng dẫn báo giảm bhxh theo quyết định 595

Đọc thêm

Thẻ tag: #thủ tục báo giảm bhxh 2019báo giảm bhxh trễbáo giảm bhxh trước ngàyhồ sơ báo giảm bhxh 2020hướng dẫn báo giảm bhxh theo quyết định 595thời hạn báo giảm bhxh 2020thủ tục báo giảm bhxh 2019 qua mạngthủ tục báo giảm bhxh 2020 qua mạng

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322