Thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu là một trong những thủ tục pháp lý được doanh
nghiệp chú trọng tiến hành bởi những lợi ích to lớn và thiết thực mà nó mang lại cho sự phát
triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm được các vấn đề liên
quan đến mảng này. Bài viết dưới đây hi vọng sẽ giúp những người quản lý phần nào có
được một số kinh nghiệm về thủ tục này.
Tiến hành đăng ký độc quyền nhãn hiệu là đồng thời với việc doanh nghiệp đã tạo nên cho
mình những hệ thống vững chắc về mặt pháp lý để đảm bảo cho sự cạnh tranh lành mạnh,
các lợi ích tối thiểu mà doanh nghiệp có được. Cụ thể là:
Được hưởng sự bảo vệ của pháp luật, vì khi đăng ký độc quyền nhãn hiệu các
doanh nghiệp sẽ được xác lập quyền sở hữu của mình với sản phẩm đó. Và khi xảy ra
tranh chấp, bạn sẽ chứng minh quyền được ưu tiên bằng giấy chứng nhận được cấp.
Tạo điều kiện cho sự quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đến với thị trường,
nhất là trong thời buổi kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay, thì việc thiết lập
được một thị trường khách hàng rộng lớn là điều vô cùng cần thiết.
Giúp doanh nghiệp của bạn tránh đươc sự trùng lặp và tranh chấp với những đơn vị
khác.
Đây cũng được xem là chìa khóa giúp bạn đến với thành công nhanh hơn, vì khi đó
sản phẩm của bạn sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn.
Thiết lập được sự tin tưởng của khách hàng. Bởi lẽ khách hàng biết đến sản phẩm
dịch vụ thông qua nhãn hiệu, họ cảm nhận được dịch vụ chất lượng, sẽ đồn tai nhau
sử dụng và giới thiệu với bạn bè. Vô tình hệ thống khách hàng của bạn được mở
rộng, tăng uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp.
Là tấm vé hữu ích khi bạn muốn tăng cường sự lưu thông hàng hóa của mình ở trong
nước cũng như nước ngoài.
Để có thể thực hiện được thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ
nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội, hoặc
hai chi nhánh văn phòng tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp sẽ tiến hành
những thủ tục và tư vấn thủ tục tại đây, hoặc bạn cũng có thể nhờ đến một công ty luật uy
tín.
Dù là tự mình tìm đến với Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu, hay gián tiếp thông qua
một đơn vị luật thì mọi thủ tuc giấy tờ của nó vẫn được thực hiện một cách đầy đủ như sau:
02 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được tiến hành theo mẫu của Cục SHTT đã quy định
Danh mục sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký bảo hộ, bạn lưu ý là danh mục này có cơ sở
cụ thể để phân chia nó ra thành các nhóm đặc trưng khác nhau.
02 bản mẫu nhãn hiệu cần đăng ký, nằm trong khoảng kích thước không quá
80x80mm và lớn hơn 15x15mm
Giấy ủy quyền nếu như doanh nghiệp không trực tiếp tiến hành đăng ký mà phải
thông qua một đơn vị luật.
Các khoản phí đăng ký đươc quy định cụ thể theo từng nhóm dịch vụ sẽ đăng ký
Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự tra cứu nhãn hiệu miễn phí để tránh
sự trùng lặp.
Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ thì bạn sẽ nộp đơn lên Cục sở hữu trí tuệ và tiến hành chờ thời
gian thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm đó. Trong thời gian này hồ sơ của
bạn sẽ trải qua những quá trình thẩm định với thời gian cụ thể. Và khi nó đảm bảo được mọi
yếu tố thì sẽ được cấp văn bằng, hoặc không đảm bảo sẽ được nhận thông báo của Cục về
việc từ chối cấp văn bằng.
Việc tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền nhãn hiệu là một việc làm không thể thiếu cho
những doanh nghiệp, cho dù bạn đang kinh doanh mô hình gì, với quy mô như thế nào thì
cũng cần thiết lập cho nhãn hiệu của mình sự bảo hộ tối đa, mà thủ tục pháp lý này là một
trong những biểu hiện đó.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com