1. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam sau khi được cấp
giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Bước 1: Gửi thông tin đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
– Cơ quan gửi thông tin: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Thời hạn: trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan gửi thông tin gửi thông tin sang cơ quan tiếp
nhận thông tin.
– Cơ quan tiếp nhận thông tin: Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở chính.
Bước 2: Thông báo về việc sử dụng con dấu:
– Nơi gửi thông báo: Phòng đăng ký kinh doanh (thuộc Sở KH&ĐT) nơi văn phòng đại diện đặt
trụ sở.
– Thời hạn gửi thông báo: 3 ngày làm việc.
– Lưu ý: Các trường hợp đặc biệt của việc sử dụng con dấu:
Trường hợp văn phòng đại diện mới thành lập và sử dụng mẫu con dấu lần đầu.
Trường hợp doanh nghiệp đang có con dấu nhưng có nhu cầu sử dụng con dấu mới.
Trường hợp văn phòng đại diện sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng bị
mất con dấu.
Bước 3: Xin cấp mã số đơn vị phụ thuộc (nộp đơn đăng ký thuế):
– Cơ quan cấp mã số thuế: Chi cục thuế nơi đặt văn phòng đại diện.
– Thời hạn đăng ký thuế: 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hoạt động văn
phòng đại diện.
2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài sau khi được
cấp Giấy phép đăng ký văn phòng đại diện
* Trường hợp thương nhân nước ngoài chưa có pháp nhân đặt tại Việt Nam:
Bước 1: Công bố thông tin về văn phòng đại diện:
– Thời hạn: 15 ngày.
– Cơ quan công bố: Sở công thương, Ban quản lý.
Bước 2: Mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có
gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bước 3: Thông báo mẫu con dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT nơi đặt văn
phòng.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu.
Bước 5: Đăng ký mã số đơn vị phụ thuộc cho Văn phòng đại diện:
– Cơ quan cấp: Chi cục thuế nơi đặt văn phòng.
– Thời hạn: 10 ngày.
Bước 6: Nộp thuế:
– Cách thức: Nộp theo quý và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
– Thời hạn: 90 ngày.
Bước 7: Xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại
diện (Nếu có).
Bước 8: Nộp thuế thu nhập cá nhân cho trưởng đại diện và các lao động của Văn phòng đại diện
(nếu có).
Bước 9: Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Trường hợp thương nhân nước ngoài đã có pháp nhân tại Việt Nam:
Bước 1: Thông báo, Đăng ký con dấu tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đặt trụ sở.
Bước 2: Đăng ký mã số thuế tại Chi cục thuế nơi đặt văn phòng. Thời hạn đăng ký: 10 ngày.
Bước 3: Nộp thuế tại cơ quan thuế.
* Hoạt động của Văn phòng đại diện:
– Báo cáo hoạt động.
– Lập sổ quỹ tiền mặt ghi nhận toàn bộ khoản thu chi trong quá trình hoạt động của Văn phòng
đại diện.
– Ký hợp đồng lao động với trưởng đại diện và các lao động của Văn phòng đại diện.
– Phải xác nhận lương và thu nhập (theo mẫu) cho trưởng đại diện và các lao động của Văn
phòng đại diện.
Hoạt động thành lập văn phòng đại diện đi kèm với rất nhiều những thủ tục và giấy tờ kèm theo.
Vì vậy, trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những khúc mắc, khó khă. Hãy liên hệ với Luật
7S ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ tốt nhất!
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com