Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

5 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Dễ Đi Vào “Tiềm Thức” của Người Tiêu Dùng

Thời gian sỏi đá cũng mòn, từ sản phẩm, hàng hoá cho đến dịch vụ… Năm này qua năm khác rồi sẽ biến đổi với nhiều tiết tấu. Duy chỉ có 2 điều là sẽ in hằn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Đó chính là “chất lượng” và “thương hiệu”. Nếu khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn. Chắc chắn tên thương hiệu của bạn sẽ được cắm vào bộ não của họ từng bước và in hằn như một thói quen. Cứ nhắc đến ABC họ sẽ mường tượng ra ngay XYZ

.

Chính vì vậy, nhiệm vụ của bạn không chỉ là cố gắng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, mà mặc định bạn cần phải đẩy mạnh khả năng nhận diện thương hiệu của mình vào não bộ của khách hàng với một điều gì đó thật tích cực. Đó mới là bài bán hàng mang tính chiến lược và định hình theo chiều sâu. Còn nếu bạn kinh doanh theo kiểu “hớt váng” thì vui lòng out ngay khỏi bài viết này để tránh lãng phí thời gian. Bài viết này chỉ dành cho những người thực sự có tâm huyết và có định hướng phát triển theo chiều sâu cho Brand (thương hiệu)!.

Với kinh nghiệm gắn bó với các công việc liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu, bản quyền trí tuệ. Chúng tôi đã gặp không ít các câu hỏi liên quan đến vấn đề xây dựng thương hiệu ngoài các câu chuyện pháp lý thông thường. Trong số đó, cách đặt tên thương hiệu sao cho dễ nhớ, gần gũi và toát lên được “linh hồn” của thương hiệu cũng được rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, Luật 7S đã quyết định một chương trình nghiên cứu theo chiều sâu và giải quyết vấn đề cho khách hàng của chúng tôi!.

1. Đặt tên theo CONCEPT.

Khái niệm concept được xây dựng và sử dụng chủ yếu trong nghành digital marketing. Hiểu một cách đơn giản thì Concept chính là “linh hồn” của doanh nghiệp. Linh hồn ở đây nghĩa là sự quây tụ của những gì tinh tuý nhất trong các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp. Hãy bắt đầu đặt các câu hỏi như “giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng của mình là gì”. Từ đó gạch ra các gạch đầu dòng cụ thể => Đặt tên cho thương hiệu của bạn làm sao để có thể bao quát được cái linh hồn ẩn sâu trong nó.

Tôi có thể lấy 1 ví dụ như trang thương mại điện tử “A Đây Rồi”, vừa gần gũi, thân thiện, dễ hiểu và nghe đến tên thương hiệu thôi chúng ta đã hình dung được “linh hồn concept” của thương hiệu đó là gì => À đây rồi, cái mình cần tìm đây rồi!.

2. Đánh bật sự “khác biệt”.

Khác biệt luôn là điều tạo nên một nền tảng vững chắc cho thương hiệu. Tôi sẽ lấy một ví dụ gần gũi và dễ nhận biết nhất như thương hiệu của “Bách Hoá Xanh”. Có rất nhiều màu đỏ đen trắng tím vàng… tại sao lại chọn màu xanh. Hoặc đã là bách hoá thì có rất nhiều cách đặt phổ biến như bách hoá tổng hợp, tạp hoá… Cái tên thương hiệu này thực sự nghe rất gần gũi nhưng lại ẩn chứa sự khác biệt!.

Xanh chính là màu tượng trưng cho “sự an toàn”, cảm giác của người đọc khi nghe tên thương hiệu đã hoàn toàn khác biệt so với cách đặt tên thông thường. Bách hoá xanh => đặt sự tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng lên hàng đầu => khác biệt hoàn toàn so với các bách hoá, tạp hoá thông thường!.

3. Viết Tắt luôn “dễ nhớ” hơn!.

Có rất nhiều ví dụ về dạng tên thương hiệu viết tắt và chúng ta có thể thấy rõ rệt nhất như tên viết tắt của các ngân hàng. Hầu như ngân hàng nào cũng dùng thương hiệu viết tắt. Ví dụ như Ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam (Viết tắt là Agribank) hay Ngân hàng thương mại (vietcombank)…

Và còn vô số cách viết tắt khác, thậm chí là sử dụng tiếng anh sau đó viết tắt các chữ cái đầu dòng cũng được gọi là 1 cách viết tắt của thương hiệu!. Một cái tên thương hiệu dài ngoằng thì để nạp vào não bộ con người khó gấp hàng trăm lần so với 1 brand xúc tích ngắn gọn. Lưu ý: Ngắn luôn dễ nhớ hơn rất nhiều.

4. Nói về khái niệm “Xa Lạ”.

Cụ thể là chúng ta chọn các khái niệm xa lạ, và gần như nghe đến chẳng ai biết nó là gì, đang nói về cái gì. Nhiều người tò mò còn đi tìm hiểu cái đó ý nghĩa như thế nào. Những ví dụ điển hình như các hãng công nghệ SONY, Samsung, Nokia… Nghe đến Sony, đâu ai hiểu nó có nghĩa gì?. Và dần theo thời gian, thông qua chất lượng sản phẩm… họ đã tạo nên 1 thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng!.

5. Nguyên Tắc DGN

Nếu bạn chưa biết cách nào để lựa chọn một thương hiệu phù hợp, hoặc bạn thấy các phương pháp ở trên quá lằng nhằng phức tạp. Vậy hãy tập theo cách mà chúng tôi khảo sát đánh giá, đưa ra được công thức DGN như sau:

  • D = Đơn Giản: càng dân dã, càng đơn giản, càng dễ được tiếp nhận.
  • G = Gần Gũi: hãy cố gắng dựa trên nguyên tắc đưa thương hiệu nghe thật gần gũi.
  • N = Nhớ: Tên thương hiệu càng dễ nhớ càng tốt.

Một số ví dụ điển hình như các thương hiệu đang làm mưa làm gió tại Việt Nam bạn có thể tham khảo đó là “Thế giới di động” => Nghe cái hiểu liền, Đơn giản, ngôn từ gần gũi và dễ nhớ!.

Trên đây là những mẹo cơ bản để bạn có thể tự lựa chọn cho mình 1 cái tên thương hiệu phù hợp. Chọn xong thương hiệu, bắt đầu xây dựng, quảng bá hình ảnh… Cũng đừng quên gọi cho Luật 7S và tham khảo dịch vụ Bảo Hộ cho Thương hiệu – đứa con tinh thần của bạn nhé!.

Đọc thêm

Thẻ tag: cách đặt tên thương hiệu

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322