ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác.
Thứ nhất, tên thương mại phải có chứa thành phần tên riêng. Một tên thương mại
có thể là tên đầy đủ hoặc tên giao dịch (tên viết tắt để tiện cho việc giao dịch) theo
đăng kí kinh doanh hoặc tên thường dùng.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số tên thương mại không chứa thành phần tên
riêng nhưng đã tồn tại trong thời gian lâu dài và được người tiêu dùng biết đến
rộng rãi. Đối với trường hợp này, tên thương mại đó đã đạt được khả năng phân
biệt qua quá trình sử dụng thực tế, người tiêu dùng vẫn phân biệt được chủ thể kinh
doanh đó với các chủ thể kinh doanh khác, vì vậy mà được chấp nhận bảo hộ. Ví
dụ như: Công ty Bia rượu Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn…
Thứ hai, tên thương mại không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ
thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự nhưng hai chủ thể kinh doanh đó lại hoạt
động trong hai lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc thuộc hai khu vực địa lý khác
nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ.
Thứ ba, tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu thuộc quyền của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ
trước ngày tên thương mại được sử dụng.
Các trường hợp loại trừ không được bảo hộ là tên thương mại là: tên gọi của các cơ
quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội-
nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không
được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại.
Vì sao cần bảo hộ tên thương mại?
Việc đăng ký bảo hộ tên thương mại có một vai trò quan trong giúp cho chủ sở hữu
tên thương mại đó đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình, có cơ sở để đảm bảo
tư cách pháp lý trước những tranh chấp phát sinh xoay quan việc sử dụng tên
thương mại, và việc cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ kinh doanh khác.
Khi tên thương mại của doanh nghiệp đã được người tiêu dung biết đến rộng rãi,
thì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhòm ngó, họ sẽ nghiên cứu rất kỹ đối thủ của mình
và nếu như có điểm yếu nào thì đó sẽ là cơ hội cho họ cạnh tranh trên thị trường.
Nếu như đối thủ pháp hiện ra tên thương mại của bạn sử dụng mà chưa đăng ký thì
rất có thể đối thủ đó sẽ đăng ký tên thương mại đó dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa.
Việc thẩm xét đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ dựa trên những văn bằng bảo
hộ hoặc những đơn đăng ký nhãn hiệu trước đó có trùng , tương tự gì với nhãn hiệu
đăng ký sau hay không để cấp văn bằng bảo hộ; mà không phải dựa trên thực tế
xem bên nào sử dụng trước.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà việc đăng ký bảo hộ tên thương mại là
một việc làm cần thiết.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com