Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

ĐIỀU KIỆN TÊN THƯƠNG MẠI

ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP TÊN THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ được coi là tên thương mại và các chủ thể này được
hưởng các quyền chủ thể đối với tên thương mại của mình khi đáp ứng được các yêu cầu và
điều kiện bảo hộ cụ thể. Tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện được
quy định tại các điều 76, 77, 78 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
như sau:

Thứ nhất, Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Thứ hai, có tính phân biệt:
Tên thương mại phải có tính phân biệt, vì không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được
pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên thương mại
phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sự phân biệt này cần thiết được đặt ra trong cùng
một lĩnh vực và khu vực kinh doanh với các yếu tố phân biệt chủ yếu như: Phân biệt về hàng
hóa, dịch vụ, hoạt động, cơ sở kinh doanh. Thông qua những yếu tố này, để cá thể hoá chủ
thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên
thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
nhưng hai chủ thể kinh doanh trong hai lĩnh vực khác nhau, thuộc hai lãnh thổ khác nhau, thì
vẫn được chấp nhận bảo hộ. Cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện song song
đi đôi với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó, thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ.
Chẳng hạn như, hai tên thương mại trùng nhau nhưng hai chủ thể kinh doanh lại không hoạt
động trên một khu vực địa lý, tuy rằng họ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc hai chủ
thể kinh doanh ở trên cùng một khu vực địa lý nhưng lại không kinh doanh trên cùng một

lĩnh vực cũng không được pháp luật chấp nhận bảo hộ. Điều kiện bảo hộ này của tên thương
mại cũng đơn giản hơn so với nhãn hiệu (theo quy định của pháp luật, một nhãn hiệu muốn
được bảo hộ còn phải đáp ứng cả điều kiện: Phải không trùng và không tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với các hàng hoá, dịch vụ không trùng và tương tự nếu các nhãn hiệu đó được công
nhận là nổi tiếng hay được thừa nhận rộng rãi, được nhiều người biết đến).
Dấu hiệu phân biệt được thể hiện cụ thể như sau :
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi: Nếu tên thương mại
chỉ có phần mô tả thì không được bảo hộ, bởi lẽ phần mô tả không có khả năng tạo nên tính
phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần
mô tả giống nhau), vì vậy, tên thương mại bắt buộc phải chứa thành phần tên riêng để tạo ra
sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh.
– Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà
người khác đã sử dụng từ trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng
Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác là: Tên bằng tiếng Việt của doanh
nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; tên bằng tiếng
Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu
“&”; ký hiệu “-”; chữ “và”; tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết
tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu
đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên riêng của
doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc
một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C…) ngay sau tên riêng
của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của
doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp
đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp
đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”
hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh
nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của
doanh nghiệp đã đăng ký.
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với
chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Tên thương mại
và nhãn hiệu đều có chức năng chỉ dẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ đó của cơ
sở sản xuất kinh doanh nào, đều đưa ra một kết quả chung rằng ai là người chịu trách nhiệm
về những hàng hóa, dịch vụ đó, bởi vậy, nếu đã có nhãn hiệu thuộc quyền của người khác đã
được xác lập trước thời điểm tên thương mại được bắt đầu thì đương nhiên chủ thể kinh
doanh sẽ không được sử dụng tên thương mại đó nữa.
Cũng do tên thương mại thường là thành phần tên riêng của tên doanh nghiệp hoặc được sử
dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở

hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên
thương mại đó tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối
với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần phải đăng
ký mới được bảo hộ.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không phụ thuộc vào bất kỳ
thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ
tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh
doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý
nghĩa xác lập quyền. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh, vì vậy, phải có sự tồn tại của  tổ chức, cá nhân mang tên thương mại thì việc sử
dụng tên thương mại mới có ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc có được giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh không phải là cơ sở pháp lý tuyệt đối để cho rằng quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại đã được xác lập. Để được xác lập, tên thương mại còn
phải được sử dụng thông qua các hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu quyền đối với tên
thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại
đó. Trường hợp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trên cùng một địa bàn kinh doanh có
nhiều người cùng sử dụng một tên thương mại thì quyền đối với tên thương mại thuộc về
người sử dụng đầu tiên.
Về mặt nguyên tắc, quyền đối với tên thương mại mang tính không hạn chế về mặt thời gian.
Điều đó có nghĩa là, sau khi đã xác lập quyền đối với tên thương mại, chủ thể kinh doanh có
thể sử dụng nó mà không bị bất cứ một hạn chế nào về mặt thời gian, khi mà chủ thể kinh
doanh còn tồn tại và tên thương mại còn thể hiện đúng hình thái tổ chức của chủ thể đó. Nếu
địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh thay đổi, ví dụ như do kết quả của việc tổ chức lại
doanh nghiệp hay thay đổi chủ doanh nghiệp, thì những thay đổi đó cần được đưa vào tên
thương mại, đương nhiên quyền đối với tên thương mại sẽ chấm dứt khi chủ thể kinh doanh
chấm dứt sự tồn tại của mình.
 Lưu ý:
Bên cạnh việc đưa ra những điều kiện bảo hộ tên thương mại, pháp luật còn quy định những
tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, bao gồm:
– Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh
doanh. Vì bản chất của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt
động kinh doanh, còn tên gọi của các tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động
kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như không liên quan đến các hoạt động kinh
doanh thì sẽ không được coi là tên thương mại.
– Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng
phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực.
– Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước
trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Địa

bàn kinh doanh được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng
hoặc có danh tiếng.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu đối với tên thương mại, Nhà nước
đã ban hành các văn bản pháp luật và cơ chế thực thi giúp cho các chủ thể thực hiện và bảo
vệ quyền lợi của mình khi sử dụng và khi bị xâm phạm. Quy định vấn đề không được đặt tên
hoặc những trường hợp tên không được bảo hộ xuất phát từ những lý do sau:
– Việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để khẳng định vị thế
trong kinh doanh. Do vậy, không được lựa chọn tên gây nhầm lẫn, tên trùng với tên thương
mại của doanh nghiệp đã đặt trước hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã được đăng ký
bảo hộ, quy định này đảm bảo môi trường bình đẳng trong kinh doanh giữa các chủ thể trên
thị trường.
– Tên thương mại không được đặt trùng với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… Vì
những chủ thể này khi được thành lập có chức năng, nhiệm vụ hoạt động riêng, tên đó không
nhằm mục đích để kinh doanh, không có giá trị về tài sản. Do vậy, nếu doanh nghiệp đặt tên
trùng với tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, ảnh
hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.
Từ phân tích ở trên cho thấy, tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng trong hoạt động
kinh doanh. Do đó, về mặt nguyên tắc, trong trường hợp hai doanh nghiệp trùng tên, thì
doanh nghiệp nào sử dụng tên đó trước sẽ được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tên
thương mại đó.
Để giúp tiết kiệm thời gian, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật 7S luôn tự hào là đơn vị
cung cấp dịch vụ về Sở hữu trí tuệ nhanh chóng, uy tín nhất hiện nay. Ngoài dịch vụ đăng ký
bảo hộ tên thương mại, chúng tôi còn có các dịch vụ khác có liên quan đến vấn đề sở hữu trí
tuệ như: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các sáng chế, đăng ký bản quyền tác giả… cho khách
hàng tham khảo và lựa chọn.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email:  lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: ĐIỀU KIỆN TÊN THƯƠNG MẠIĐIỀU KIỆN XÁC LẬP TÊN THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322