Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN

 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật thương mại năm 2005;

– Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;

– Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính nghị định hướng dẫn luật thương mại.

2. Khái niệm

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

Thứ nhất, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhân  quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh

3. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “ quyền thương mại ”. Trước đấy nhượng quyền thương mại được coi là nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhưng ngày nay, nhượng quyền thương mại được coi là nhượng quyền phương thức kinh doanh. Cách hiểu này được đưa ra nhằm phù hợp với sự hội nhập của kinh tế thế giới.

” Quyền thương mại ” là khái niệm trừu tượng, gắn bó mật thiết với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Quyền thương mại bao gồm thương hiệu, tên sản phẩm, phương pháp phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng… các doanh nghiệp nhận quyền sẽ thừa hưởng tất cả những điều ấy từ công ty nhượng quyền, cùng nhau phát triển dựa vào thương hiệu của sản phẩm thương mại.

4. Hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại

Điều 285 Luật thương mại quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Theo đó hình thức bắt buộc của hợp đồng nhượng quyền thương mại là:

– Hình thức văn bản;

– Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương: fax, email…

5. Nội dung của hợp đồng thương mại

Một hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Nội dung của quyền thương mại.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  • Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  • Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  • Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

6. Chuyển giao quyền thương mại

  • Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định;

b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).

  • Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:

a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;

b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do do pháp luật quy định.

Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.

  • Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:

a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;

c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;

d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.

  • Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trên đây là tư vấn của 7SLAW về hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322