Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

QUYỀN LIÊN QUAN? MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN LIÊN QUAN

Giới thiệu dịch vụ bảo hộ quyền liên quan tại cong ty ty lụt 7s . Mời các bạn ghé thăm website luat7s.com để tìm hiểu thông tin

                                Hình ảnh về dịch vụ bảo hộ quyền liên quan tại công ty luạt 7s

Luật sở hữu trí tuệ ra đời năm 2005, bên cạnh các quy định về bảo nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, quyền tác giả … còn có những quy định pháp lý để bảo hộ quyền liên quan.

Khác với đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Luật Sở hữu trí tuệ không chỉ quy định bảo hộ đối với quyền tác giả mà còn bảo hộ có thời hạn đối với các quyền liên quan đến quyền tác giả như quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát song, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa,…

Đối với một số người, khái niệm này có vẻ tương đối trừu tượng. Với kinh nghiệm tư vấn bảo hộ các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ, Luật 7S sẽ giúp bạn hiểu về quyền liên quan và các đối tượng của quyền này trong bài viết dưới đây:

1. Khái niệm Quyền liên quan

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả như sau:

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2. Những đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ thì những đối tượng quyền liên quan sau đây sẽ được bảo hộ:

2.1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ thì những tổ chức, cá nhân sau đây được bảo hộ quyền liên quan:

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

4. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

–  Quyền của người biểu diễn được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

–  Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

–  Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ các trường hợp trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật 7S về những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009. Chúng tôi hi vọng rằng Quý khách hàng có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@gmail.com

Đọc thêm

Thẻ tag: bảo hộ quyền liên quan

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322