Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

THỦ TỤC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Trong quá trình hoạt động, việc hợp nhất các doanh nghiệp nhỏ để tận dụng những lợi thế sẵn có tạo nên một doanh nghiệp lớn, vững mạnh là một cách tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế để thực hiện thủ tục này, các công ty lại thường gặp khá nhiều những khúc mắc về pháp lý, về giấy tờ. Hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014.

Về thủ tục hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

– Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.

– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Về hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần.

– Hợp đồng hợp nhất.

– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất.

Ngoài ra, quá trình thực hiện hợp nhất doanh nghiệp còn có một số lưu ý như sau:

– Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

– Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Nếu quý khách hàng có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc chuẩn bị hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp hoặc những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật 7S để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: hồ sơ hợp nhất doanh nghiệphợp nhất doanh nghiệpthủ tục hợp nhất doanh nghiệptrình tự hợp nhất doanh nghiệp

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322