Tại Singapore, các loại hình doanh nghiệp đối với người nước ngoài thành lập tại singapore phổ biến nhất bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng, doanh nghiệp tư nhân, và công ty hợp danh (bao gồm 3 loại công ty hợp danh khác nhau); đối với công ty nước ngoài thành lập tại Singapore bao gồm: Công ty con, chi nhánh và văn phòng đại diện. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các đặc tính và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company – LLC) là loại hình phổ biến nhất và được khuyến khích nhất tại Singapore. Các doanh nhân và các nhà đầu tư thường chọn công ty TNHH để thành lập tại Quốc đảo Sư tử vì ba lý do chính: tư cách pháp lý riêng biệt, thành viên có trách nhiệm hữu hạn, và lợi ích thuế.
Theo luật quy định, công ty TNHH tại Singapore được xem là một pháp nhân độc lập, tách biệt khỏi các chủ sở hữu. Vì lý do này mà công ty TNHH có thể ký kết hợp đồng, mua bán và sở hữu tài sản, kiện và bị kiện dưới chính tên của doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân độc lập còn dẫn đến việc các thành viên (các cổ đông) của một công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong số lượng cổ phần mà họ sở hữu. Ngoài ra, các cổ đông không chịu bất kỳ trách nhiệm cá nhân nào khác cho các khoản nợ và các trách nhiệm pháp lý phát sinh của công ty trong quá trình hoạt động ngoài giá trị cổ phần sở hữu.
Mức thuế doanh nghiệp áp dụng với công ty TNHH tại Singapore là 17%, cực kỳ hấp dẫn nếu so với các quốc gia khác. Không những vậy, loại hình công ty này còn có nhiều cách thức hợp pháp để giảm trừ thuế thu nhập phải đóng, nhờ vào các chương trình ưu đãi thuế được ban hành bởi chính phủ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn tại Singapore được chia thành:
– Công ty tư nhân (bao gồm: Công ty TNHH tư nhân và Công ty tư nhân miễn trừ);
– Công ty đại chúng (bao gồm: Công ty TNHH đại chúng theo cổ phần và Công ty TNHH đại chúng theo bảo lãnh).
Sự khác biệt lớn nhất giữa các loại hình công ty TNHH nằm ở số lượng các cổ đông và khả năng gọi vốn thông qua việc phát hành cổ phần và các công cụ nợ ra công chúng. Ngoài ra, số lượng các yêu cầu pháp lý cần tuân theo giữa các loại hình cũng khác nhau.
Bạn hãy lưu ý rằng, không giống 3 loại hình còn lại, công ty TNHH đại chúng theo bảo lãnh không phục vụ cho mục đích lợi nhuận. Loại hình này không có cổ đông mà thay vào đó là các thành viên và nó chỉ dành cho các tổ chức phi lợi nhuận.
Công ty tư nhân được coi là loại hình kinh doanh đơn giản nhất nhưng cũng có rủi ro nhất tại Singapore. Nó không được xem là một pháp nhân và có cấu trúc doanh nghiệp, và được sở hữu hoàn toàn bởi một chủ duy nhất.
Chủ sở hữu, còn được gọi là chủ công ty tư nhân, có trách nhiệm vô hạn, đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm về tất cả các trách nhiệm và khoản nợ trong trường hợp mất khả năng thanh toán. Ngược lại, chủ công ty tư nhân sẽ có đặc quyền là thụ hưởng tất cả lợi nhuận kiếm được.
Nếu bạn là công dân Singapore, thường trú nhân hoặc chủ sở hữu Entrepass và trên 18 tuổi, bạn có đủ điều kiện để bắt đầu công việc kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Người nước ngoài và các công ty nước ngoài cũng được phép thiết lập hình thức kinh doanh này. Trong những trường hợp như vậy thì bạn cần bổ nhiệm một người quản lý tại địa phương để chịu trách nhiệm về các công việc liên quan.
Thành lập công ty tư nhân là một bước đi khôn ngoan nếu bạn muốn điều hành một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh có ít rủi ro trong thời gian dài. Đồng thời, vì loại hình kinh doanh này không được coi là pháp nhân nên bạn có thể loại bỏ bớt đi các yêu cầu pháp lý liên quan đến nộp báo cáo thường niên và tập trung vào việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là do không có sự phân biệt về pháp lý giữa công ty tư nhân và chủ sở hữu của nó, nên doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế theo mức thuế thu nhập cá nhân. Đây là một khuyết điểm lớn nếu so sánh mức thuế này với mức thuế dành cho doanh nghiệp (22% so với 17%). Và đây chỉ là một trong những ưu đãi và quyền lợi chỉ dành riêng cho các pháp nhân mà bạn đã bỏ qua khi lựa chọn hình thức Công ty tư nhân.
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp trong đó hai hoặc nhiều người (được gọi là thành viên hợp danh) hoạt động kinh doanh chung với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Phạm vi hoạt động của công ty hợp danh xoay quanh chuyên môn và kỹ năng của các thành viên. Nếu tất cả các thành viên đều cư trú bên ngoài Singapore, họ phải chỉ định ít nhất một đại diện ủy quyền cư trú tại Singapore để đảm nhận một số trách nhiệm nhất định.
Mặc dù chúng tôi không khuyến khích các doanh nhân thành lập công ty hợp danh, nhưng phải công nhân là loại hình này sẽ mang lại sự linh hoạt tuyệt vời cho bạn – về mặt dễ dàng thiết lập và điều hành doanh nghiệp.
Công ty hợp danh tại Singapore thường được chia thành 3 loại:
Nhìn chung, một công ty hợp danh (General partnership – GP) có cấu trúc giống như một công ty tư nhân. Điều khác biệt lớn nhất là công ty hợp danh được sở hữu bởi nhiều thành viên, trong khi đó, công ty tư nhân thì chỉ có 1 chủ sở hữu.
Có 3 lựa chọn khả thi cho người nước ngoài muốn thành lập công ty hoặc mở rộng kinh doanh sang Singapore hoặc khu vực nói chung:
Tại Singapore, công ty con được coi là một công ty trách nhiệm hữu hạn hợp pháp và được sở hữu phần lớn hoặc toàn bộ bởi một công ty mẹ. Một điểm cộng cho công ty con là nó đủ điều kiện được sở hữu 100% nước ngoài. Các nghĩa vụ và lợi ích khác của công ty con cũng tương tự như công ty TNHH thông thường.
Chi nhánh được coi là một phần mở rộng của công ty mẹ (có thể là một tập đoàn đa quốc gia). Nói cách khác, chi nhánh được xem như công ty mẹ, phải đóng thuế như một đối tượng không cư trú và không phải là một pháp nhân độc lập- nó không đủ điều kiện để được yêu cầu miễn thuế.
Ngoài ra, không nghi ngờ gì nữa tên của chi nhánh bắt buộc phải trùng với tên công ty mẹ. Và vì mục đích pháp lý và hành chính, bạn phải bổ nhiệm một đại diện ủy quyền tại địa phương và có địa chỉ đã đăng ký tại địa phương nếu bạn muốn đăng ký chi nhánh.
Nếu nhu cầu của bạn đơn giản là đánh giá khả năng kinh doanh tại Singapore, việc thành lập văn phòng đại diện sẽ là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Hình thức đăng ký này có thể giúp bạn tiết kiệm không ít chi phí, tuy nhiên nó không có tư cách pháp nhân và chỉ có thể được tham gia vào các hoạt động phi giao dịch, hay không tạo ra lợi nhuận.
Nếu bạn cần mở một văn phòng đại diện để tiến hành nghiên cứu tiếp thị, hãy lưu ý 2 yêu cầu sau:
(1) bạn không được tuyển quá 5 nhân viên và
(2) thời gian duy trì tối đa của một văn phòng đại diện là 3 năm, sau khoảng thời gian này văn phòng cần được chuyển đổi thành công ty con hoặc chi nhánh nếu không nó cũng sẽ bị đóng cửa.
Trên đây là bài viết của Luật 7S về các loại hình công ty phổ biến tại Singapore.
Cảm ơn quý khách đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Nếu có nội dung nào không rõ cần trao đổi, vui lòng liên hệ lại với chúng tôi.