Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu của cổ phần được gọi là cổ đông và có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Công ty có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Cổ đông của công ty có quyền tham gia quản lý, điều hành, kiểm soát công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong công ty.
XEM THÊM: Những quy định về con dấu doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp Việt nam
Mỗi công ty đều có cơ cấu tổ chức, quản lý bộ máy riêng. Tổ chức bộ máy làm việc hiệu quả, khoa học sẽ giúp công ty hoạt động tốt. Vậy cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần cụ thể như thế nào? Sau đây Luật 7S xin được chia sẻ quy định về cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty cổ phần tới quý khách hàng.
Chính vì những đặc điểm trên, việc quản lý và điều hành công ty rất phức tạp do số lượng cổ đông có thể rất lớn và nhiều người không hề quen biết nhau, hơn nữa còn có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông phân hóa về lợi ích.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Các thành viên trong công ty cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Mỗi cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty. Số lượng cổ đông ít nhất là 3 người trở lên. Không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty cổ phần là số cổ phần đã được đăng ký mua. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
XEM THÊM: Công ty liên doanh là gì ?Thủ tục Thành lập Công ty Liên doanh!
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác:
Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị là thành viên đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
Việc lựa chọn mô hình nào trong hai mô hình trên được thể hiện trong Điều lệ công ty.
2. Đại hội đồng cổ đông
Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông có những thẩm quyền sau đây:
XEM THÊM: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể Uy Tín tại Luật 7S
3. Hội đồng quản trị
Đây là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh của công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên (Điều lệ công ty quy định số lượng cụ thể). Nhiệm kỳ của mỗi thành viên trong Hội đồng quản trị không quá 05 năm và được bầu lại với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể là thành viên Hội đồng quản trị công ty khác.
Hội đồng quản trị có thẩm quyền sau đây:
4. Ban kiểm soát
Đội ngũ của Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên. Nhiệm kỳ của mỗi Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát phải có hơn một nữa số thành viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên chuyên nghiệp trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao vơn và phải làm việc chuyên trách tại công ty.
Kiểm soát viên tuyệt đối không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác. Đồng thời, kiểm soát viên không nhất thiết phải là cổ đông hay người lao động của công ty, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ sau đây:
5. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về các quyền và nghĩa vụ được giao.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ là 05 năm và được gia hạn với số lượng nhiệm kỳ không hạn chế.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880
Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322
Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.
#cơ cấu tổ chức công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014
#sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
#nhận xét cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
#mô hình quản lý công ty cổ phần
#cơ cấu tổ chức công ty cổ phần kinh đô
#cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh
#cơ cấu tổ chức của công ty tnhh
#khái niệm đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần