Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Tư cách pháp nhân là gì?

Bạn thường được nghe về tổ chức có tư cách pháp nhân, tuy nhiên bạn chưa thực sự có sự hiểu biết rõ ràng về thuật ngữ pháp lí “mơ hồ” này. Bài viết Tư cách pháp nhân là gì của Luật 7S sẽ thông tin đến bạn những thông tin quan trọng về tư cách pháp nhân, sự ảnh hưởng của tư cách pháp nhân đến chọn loại hình, thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân đúng không?

XEM THÊM: Các loại mô hình công ty, doanh nghiệp nước ngoài ở singapore

Những điều cần biết về tư cách pháp nhân

Thế nào là tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức được gọi là pháp nhân (là con người trên phương diện pháp lý chứ không phải con người thực thể).

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân là gì?

Tổ chức có tư cách pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tư cách pháp nhân ảnh hưởng gì đến thành lập doanh nghiệp.

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay bạn quan tâm hơn chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

  • Chọn loại hình:

Theo Luật doanh nghiệp 2014, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
  • Công ty hợp danh (HD).
  • Công ty cổ phần (CP).

XEM THÊM: Chế độ thai sản 2017 được áp dụng và quy định ra sao?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

– Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp (trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ).

Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.

  • Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản (không chỉ của doanh nghiệp mà còn bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của DNTN.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao (do chế độ trách nhiệm vô hạn), nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

– Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ câu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân.

Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về Doanh nghiệp tư nhân:

XEM THÊM: Luật Đầu tư 2014 và luật đầu tư 2014 sửa đổi bổ sung 2016 ra sao?

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó đây là lý do vì sao doanh nghiệp tư nhân không có pháp nhân và cũng là loại hình doanh nghiệp dễ gặp rủi ro nhất.

Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật. Người này là một cá nhân có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động. Tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước tòa án, trọng tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động (có nghĩa là pháp nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào).

Trên đây là những chia sẻ của Luật 7S về tư cách pháp nhân và những ảnh hưởng của tư cách pháp nhân trong thành lập, tổ chức doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thề giúp bạn thêm về các thông tin về tư cách pháp nhân của công ty khi thành lập doanh nghiệp. Khi có thắc mắc gì về dịch vụ thành lập đăng kí doanh nghiệp và dịch vụ thuế hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline (028) 3836 1963 (GIỜ HÀNH CHÍNH) hoặc 093.677.8880 (HỖ TRỢ 24/7).

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Đọc thêm

Thẻ tag: cá nhân có tư cách pháp nhân khôngcơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân khônghộ kinh doanh có tư cách pháp nhân khôngnhà nước có tư cách pháp nhân khôngthuế pháp nhân là gìtổ chức không có tư cách pháp nhân gồmtư cách pháp lý là gìtư cách thể nhân là gì

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322