Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Khởi nghiệp – Thành lập doanh nghiệp là bước đi quan trọng đối với các nhà đầu tư, doanh nhân khi quyết định xây dựng thương hiệu, tên tuổi riêng cho mình. Biết được nhu cầu đó Công ty Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh giúp quý công ty tiết kiệm được nhiều thời gian.

XEM THÊM: Mẫu điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất năm 2020

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp. (nếu doanh nghiệp phá sản thì mọi tài sản đứng tên của chủ doanh nghiệp như nhà cửa, đất đai đều được đem ra để thanh toán nợ)

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

– Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là cá nhân, số lượng 01 người.

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

2.Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Mô hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm như sau:

2.1. Phạm vi trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.

2.2.Quyền quản lý doanh nghiệp

Về quyền quản lý doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như: Sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và là nguyên đơn/bị đơn/người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án.

2.3.Quy định vốn

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và hiện tại pháp luật không quy định vốn pháp định đối với loại hình doanh nghiệp này.

2.4.Cho thuê doanh nghiệp

Cho thuê doanh nghiệp tư nhân là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, việc cho thuê doanh nghiệp phải phải được thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc.

XEM THÊM: Thành lập công ty cổ phần cần vốn tối thiểu là bao nhiêu?

3.Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

3.1.Ưu điểm

Thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ mang đến những ưu điểm như sau:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty mà không cần phải thông qua bất cứ chủ thể nào
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn sẽ tạo sự tự tin cho các khách hàng, đối tác khi hợp tác với doanh nghiệp

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, công ty tư nhân cũng tồn tại một số hạn chế như: Không có tư cách pháp nhân nên trách nhiệm của chủ doanh nghiệp là rất lớn; trong trường hợp thuê người khác quản lý hoạt động của công ty thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có tranh chấp/rủi ro xảy ra.

Đặc tính cơ bản của doanh nghiệp tư nhân

Khi đã lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư cần nắm được những đặc tính cơ bản của loại hình này.

1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp số 68/2014 khẳng định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.

2. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một trong các điều kiện để một tổ chức được nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (điểm c khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 91/2015)

Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân khiến loại hình doanh nghiệp này khác biệt.

3. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân

  • Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp.
  • Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
  • Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký.
  • Điều này có nghĩa là không có sự tách bạch trong tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc quản lý

  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ

Do không có sự độc lập về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

XEM THÊM: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty tnhh hai thành viên trở lên

Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp

Thực hiện hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy CN ĐKKD; bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy CN ĐKKD doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung Hồ sơ ĐKDN thì doanh nghiệp gửi Thông báo yêu cầu cơ quan ĐKKD hiệu đính cho phù hợp.

Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy CN ĐKDN là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp

Khi thay đổi nội dung ĐKKD, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan ĐKKD thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

  • Thực hiện công tác Kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính: Trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Đăng kê khai Thuế, nộp Thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện chế độ BHXH, BHYT và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động.
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Thực hiện công tác thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; Báo cáo định kỳ đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai/ báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ doanh nghiệp phải kịp thời tiến hành sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kết toán năm.

Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

#doanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020
#đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì
#đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
#doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh
#ví dụ về doanh nghiệp tư nhân
#vốn của doanh nghiệp tư nhân
#doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không
#xác định tài sản của doanh nghiệp tư nhân

Đọc thêm

Thẻ tag: doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân khôngdoanh nghiệp tư nhân luật doanh nghiệp 2020doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh ví dụ về doanh nghiệp tư nhânđặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gìđặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhânvốn của doanh nghiệp tư nhânxác định tài sản của doanh nghiệp tư nhân

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322