Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

QUY TRÌNH MUA BÁN CÔNG TY

Q: Xin chào công ty Luật 7S! Chúng tôi đang có nhu cầu mua công ty TNHH, vậy chúng tôi muốn biết về quy trình mua công ty diễn ra như thế nào?

A: Kính chào quý khách hàng! Lời đầu tiên công ty Luật 7S gửi tới quý khách hàng lời cảm ơn trân thành vì đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Về việc mua lại công ty, ưu điểm là chỉ cần trả duy nhất 1 lần tiền, nhanh chóng thâm nhập thị trường, không tốn thời gian và chi phí xây dựng mới, không phải phân tán đội ngũ quản lý cho việc xây dựng mới (Trong một thị trường tăng trưởng nhanh như hiện nay và thay đổi liên tục, việc xây dựng mới sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của công ty, dễ bị lạc hậu về công nghệ và quản lý). Tuy nhiên, việc mua cần có thời gian xem xét thật kỹ về những lợi ích và lựa chọn phương pháp phù hợp để thực hiện bởi Bên Mua sẽ gặp phải 1 số khó khăn về nhân lực, văn hóa và cách thức hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo quy trình mua bán công ty diễn ra đúng quy định pháp luật và giảm thiểu tối đa rủi ro.

Businessmen shaking hands — Image by © Beau Lark/Corbis

Quy trình mua bán công ty cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Tiếp cận đối tượng mục tiêu

Việc tiếp cận đối tượng mục tiêu có thể thông qua nhiều kênh: Đơn vị tư vấn, Tổ chức môi giới trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, Đơn vị chuyên tư vấn Mua bán doanh nghiệp; Marketing từ bên bán; tìm kiếm mạng lưới thông tin qua các Website chào mua bán..

Ở giai đoạn ngày Bên Mua phải xác định được đối tượng mục tiêu phải có hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển đã đề ra;

Đối tượng mục tiêu có thị phần nhất định hoặc khách hàng, đối tác đã định hình trên thị trường mà Bên Mua có thể tiếp tục khai thác phù hợp với chiến lược phát triển sau khi thâu tóm thị trường của Bên Bán;

Đối tượng mục tiêu có vị thế nhất định trên thị trường, giúp bên mua có thể giảm thiểu chi phí ngắn hạn và tăng thị phần trên thị trường, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ hay tận dụng kiến thức về sản phẩm, kinh nghiệm thị trường để tiếp tục củng cố và tạo các cơ hội đầu tư kinh doanh mới;

Đối tượng mục tiêu có lợi thế về đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất có sẵn, có khả năng tận dụng được để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

Bước 2: Báo cáo thẩm định

Bên Mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính chuyên nghiệp để đánh giá tổng thể đối tượng mục tiêu, trước khi đưa ra quyết định có thâu tóm hay không.

Bên Mua kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phòng, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,..

Bên Mua tập trung đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án ….

Báo cáo thẩm định là một bước trong Quy trình Mua bán công ty, tuy nhiên kết quả của Báo cáo thẩm định chi tiết lại giữ vai trò quyết định đối với Bên Mua, giúp Bên Mua hiểu rõ và tổng thể các vấn đề cần phải đối mặt trong suốt quá trình thâu tóm và tái tổ chức lại doanh nghiệp

Bước 3: Giao kết đàm phán

Dựa trên kết quả thẩm định chi tiết, Bên Mua xác định loại giao dịch mục tiêu là thâu tóm toàn bộ hay thâu tóm một phần, làm cơ sở đề đàm phán nội dung M&A

Bên mua và Bên bán cần phải hiểu biết về các loại hình và biến thể của hình thức giao dịch M&A để đàm phàn các nội dung cho phù hợp và hiệu quả

Bên mua và Bên bán không thể gặp nhau ở Giá của giao dịch: Nghịch lý M&A thường xuyên được nhắc đến bởi Bên Mua thì chào giá quá cao còn Bên Bán chỉ chấp nhận được ở mức thấp. Để giải quyết vấn đề này, các bên trong giao dịch M&A có xu hướng thuê một đơn vị thẩm định giá độc lập để xác định giá trị của bên mua.

Giai đoạn này Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường,…

Bước 4: Giải quyết thủ tục pháp lý

Bên Mua được pháp luật công nhận quyền sở hữu khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ Bên Bán sang Bên mua, đặc biệt với các loại tài sản, quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi hoàn thành bước này, một thuơng vụ M&A có thể được xem như kết thúc và hoàn thành.

Bước 5: Tái cơ cấu Doanh nghiệp

Các thử thách đối với Bên Mua ở giai đoạn này là sự bất ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hóa doanh nghiệp…

Mặc dù việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính dã được định hướng từ bước 2, tuy nhiên việc xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng, tận dụng và khai thác các thế mạnh của doanh nghiệp bị thâu tóm phụ thuộc vào khả năng cũng như kinh nghiệm của Bên Mua

 

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

 

Đọc thêm

Thẻ tag: chuyển nhượng công tychuyển nhượng doanh nghiệpmua bán công tymua bán doanh nghiệpquy trình mua bán công tytrình tự mua bán công ty

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322