Luật 7S xin tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thuộc diện không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư) thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo thủ tục cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư:
Trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, không căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (tức từ 1% đến 100%) nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Ngược lại, đối với hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty Việt Nam đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn tới nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp với Sở Kế hoạch đầu tư mà không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Việc đăng ký, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
1. Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư
– Báo cáo năng lực tài chính nhà đầu tư
– Quyết định thực hiện dự án đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức)
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
– Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (Nếu nhà đầu tư cá nhân/người đại diện theo pháp luật nhà đầu tư tổ chức không trực tiếp thực hiện thủ tục)
– Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Tài liệu pháp lý nhà đầu tư:
· Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
· Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý; Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật nhà đầu tư.
Lưu ý: Tất cả các tài liệu phát hành tại nước ngoài cần được hợp pháp hoá lãnh sự tại nước sở tại, sau đó công chứng và dịch tại Việt Nam.
2. Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất tỉnh nơi dự án đặt trụ sở chính.
3. Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nếu từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trường hợp các công ty FDI còn lại thì không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần thực hiện thủ tục báo cáo sử dụng mẫu I.13 tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên/cổ đông (công ty TNHH một thành viên không cần loại giấy này);
– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của Người đại diện theo pháp luật.
– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các người được uỷ quyền quản lý phần vốn góp.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
– Hợp đồng thuê trụ sở;
– Giấy ủy quyền (nếu đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở. Sau 03-05 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.
Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh (chỉ áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
Đây là điều kiện đủ để công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi đáp ứng đủ các điều kiện và được cơ quan nhà nước cấp giấy phép hoạt động thì mới được hoạt động kinh doanh. Tùy từng ngành nghề có các điều kiện khác nhau và các nhà đầu tư phải đáp ứng.
Quá trình xin cấp giấy phép đầu tư, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần nhiều văn bản pháp lý phức tạp và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có những yêu cầu nhất định. Vì vậy, hãy liên hệ với Luật 7S để nhận được những tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về thủ tục cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cũng như các vấn đề pháp lý khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322
Email: lienhe@luat7s.com