Hiện nay, những thuật ngữ như “Công nghệ 4.0”, “Thời đại 4.0”, “Kỷ nguyên 4.0” xuất hiện ngày càng nhiều trên các mặt báo và các phương tiện truyền thông khác. Các thành quả của công nghệ 4.0 có những tác động to lớn đến không chỉ kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, xã hội trên thế giới. Công nghệ, phần mềm chính là “mảnh đất vàng” cho làn sóng đầu tư hiện tại và tương lai. Thế nhưng, phần đông doanh nghiệp phần mềm máy tính lại thường bỏ qua vấn đề bảo hộ cho đối tượng kinh doanh của mình. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tranh chấp và thất thoát lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
1. Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm máy tính (PMMT) là một trong số các loại hình tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được pháp luật bảo hộ (Điều 747 BLDS) là một đối tượng có những đặc thù riêng so với các đối tượng khác. PMMT là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng chuỗi lệnh viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và các tập dữ liệu liên quan, chỉ dẫn cho máy tính hoặc hệ thống tin học biết phải làm gì để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. PMMT có thể được cài đặt ngay trong máy tính hoặc được lưu trữ ở ngoài máy tính dưới các hình thức khác nhau như văn bản, đĩa từ, đĩa quang…. Mặc dù trong các Công ước quốc tế về quyền tác giả, PMMT không được coi là một loại hình tác phẩm được bảo hộ nhưng pháp luật tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều bảo hộ PMMT bằng chế định quyền tác giả. Riêng ở Hoa Kỳ, PMMT còn có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế nếu thỏa mãn được các điều kiện như: tính mới, tính sáng tạo và tính hữu ích.
2. Bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật sở hữu trí tuệ: “Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”.
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính. Trên cơ sở đó, việc bảo hộ phần mềm máy tính sẽ có nhưng đặc điểm như sau:
– Tác giả, chủ sở hữu của quyền tác giả sẽ được bảo hộ đầy đủ các quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính của mình.
– Phần mềm máy tính được bảo hộ phải mang tính nguyên gốc và thể hiện sự sáng tạo của chủ sở hữu;
– Được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần bắt buộc phải thực hiện bất cứ thủ tục nào;
– Không mang tính tuyệt đối, bởi lẽ đối với các phần mềm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng phần mềm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của phần mềm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
– Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả qua đời.
3. Bảo hộ phần mềm máy tính theo pháp luật quốc tế
Khoản 1 điều 10 Hiệp định TRIPS và điều 4 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT) nêu rõ phần mềm máy tính được bảo hộ như một tác phẩm văn học theo điều 2 của Công ước Berne.
Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Coorporation Treaty – PCT) tại quy tắc 39/67 (vi) cho phép loại trừ CTMT được cấp patent (Bằng sáng chế).
Điều 52 Công ước châu Âu về sáng chế (European Patent Convention – EPC) loại trừ khả năng CTMT được cấp patent. Nhưng vào năm 1985, Văn phòng sáng chế châu Âu (European Patent Office – EPO) lại đề nghị loại bỏ hạn chế đã được nêu tại điều 52 EPC, nhiều tổ chức phần mềm miễn phí đã phản đối đề nghị này của EPO.
4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính:
a. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả / đồng tác giả, các giấy tờ cần thiết để nộp đơn đăng ký bản quyền bao gồm:
– 03 đĩa CD ghi Phần mềm
– 03 bản in phần mềm đóng thành quyển
– 01 bản Giấy uỷ quyền của tác giả / đồng tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan Công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự);
– 01 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả /các tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng);
– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại. fax của tác giả / các đồng tác giả.
b. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả (tổ chức; công ty) các giấy tờ cần thiết để nộp đơn
Đăng ký bản quyền bao gồm:
– 03 đĩa CD ghi Phần mềm;
– 03 bản in phần mềm đóng thành quyển;
– 01 bản Giấy uỷ quyền của tổ chức hoặc công ty;
– 01 bản Giấy chuyển nhượng từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác;
– 01 bản sao có công chứng Giấy phép thành lập tổ chức, công ty và Giấy phép kinh doanh;
– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / các tác giả; địa chỉ, số điện thoại. fax của tác gỉa / các đồng tác giả, tổ chức, công ty;
– 01 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả / các đồng tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng);
– Giấy cam đoan của tác giả.
Để giúp tiết kiệm thời gian, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật 7S luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ về Sở hữu trí tuệ nhanh chóng, uy tín nhất hiện nay. Ngoài dịch vụ đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính, chúng tôi còn có các dịch vụ khác có liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ như: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các sáng chế, đăng ký bản quyền tác giả… cho khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com