Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Với mục tiêu tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn, Luật Đầu tư năm 2014 đã có nhiều điểm mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ khái quát một số điểm nổi bật về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện:

  1. a) Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  1. b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Đây là hình thức nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư. Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức nêu trên phải đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài như đối với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

  1. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Public Private Partnerships)

Hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ  về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó,  đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư bao gồm:

– Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (hợp đồng BOT)

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO)

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (hợp đồng BT)

– Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (hợp đồng BOO)

– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL)

– Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (hợp đồng BLT)

– Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (hợp đồng O&M)

  1. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract)

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Như vậy,  đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ

Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@gmail.com

Đọc thêm

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322