Quan hệ thương mại được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có bản chất của hợp đồng nói chung, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại. Luật Thương mại (2005) được hiểu là luật chuyên ngành không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể xác định bản chát pháp lý của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng. Do vậy, hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự.
Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Pháp luật thương mại hiện hành không có những quy định cụ thể về việc phân loại các loại Hợp đồng thương mại, tuy nhiên thực tiễn đời sống kinh tế lâu dài đã tự phân hóa các dạng Hợp đồng thương mại theo các tiêu chí:
Việc phân loại hợp đồng nhằm mục đích xác định cơ chế điều chỉnh phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng. Theo Điều 406 BLDS 2005, hợp đồng được phân loại theo những tiêu chí sau đây:
Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, Hợp đồng được phân chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, nghĩa là mỗi bên chủ thể tham gia hợp đồng vừa là người có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Do đó trong nội dung của hợp đồng này, quyền dân sự của chủ thể tham gia này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng kia và ngược lại. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa, thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bản. Mặc dù trong Bộ luật dân sự không quy định việc bắt buộc hợp đồng mua bán phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể nào song trong trường hợp hợp đồng được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản đề môi bên giữ một bản khi thực hiện. Khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh, hoặc nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là trong hợp đồng đơn vụ, chỉ có một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với chủ thể kia, còn một hay nhiều chủ thể kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào (ví dụ hợp đồng tặng cho một tài sản vật chất có giá trị). Do đó, nếu hợp đồng được giao kết dưới hình thức viết thì chỉ cần lập thành văn bản và giao cho bên có quyền giữ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận. Trong cách phân loại hợp đồng này, cơ sở để xác định một hợp đồng là song vụ hay hợp đồng đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng, hợp đồng được phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Theo đó, khi hợp đồng chính đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, thì đương nhiên phát sinh hiệu lực, nghĩa là phát sinh hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm giao kết . Hợp đồng phụ là hợp đồng có hiệu lực khi có hai điều kiện sau: thứ nhất phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, đối tượng cũng như hình thức của hợp đồng và thứ hai là hợp đồng chính có hiệu lực.
Hợp đồng được phân chia thành hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đông đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Nếu các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng phải báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý. Còn ở hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng, việc thực hiện nghĩa vụ của một bên nhằm mang lại lợi ích (đảm bảo quyền của bên kia trong quan hệ hợp đồng.
4. Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế:
Hợp đồng được chia thành nhiều loại cụ thể như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng trong xây dựng cơ bản, hợp đồng trong trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới kinh doanh, đại lý, ủy thác mua bán hàng hóa), hợp đồng dịch vụ trong xúc tiến thương mại (hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa) , hợp đồng tín dụng , hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư (hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh …)
Trên đây là một số ý kiến phân loại các loại hợp đồng thương mại của Luật 7S. Quý khách hàng cần hỗ trợ về việc soạn thảo, rà soát và chỉnh sửa bất kì loại Hợp đồng thương mại nào, hãy liên lạc với chúng tôi.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@gmail.com