Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Đau đớn khi nhìn thương hiệu của mình bị người khác đăng ký – Bài học đắt giá

CSVN – Bảo vệ thương hiệu luôn là một trong những vấn đề nhức nhối và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Mặc dù xác định được giá trị to lớn của thương hiệu nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng bảo vệ thương hiệu của mình. Không ít doanh nghiệp đã lao đao do tự đánh mất thương hiệu sau thời gian dài gây dựng.

Quản lý và giữ vững thương hiệu là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Xây khó, mất dễ, vẫn lơ là

Thương hiệu không đơn thuần là một cái tên mà là sự tồn tại của cái tên đó trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng mang giá trị. Giá trị đó được gây dựng trong cả một quá trình dài. Thế nhưng, rất nhiều bài học về việc để mất tài sản trí tuệ này dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng ở hầu hết các địa phương, song mới chỉ có 59 doanh nghiệp, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này chỉ có hiệu lực bảo hộ trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn” thì vẫn bị mất như thường.

Một trong những ví dụ tiêu biểu của việc không thận trọng trong việc bảo hộ thương hiệu. Cụ thể, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 34 sản phẩm thuốc lá điếu, tuy nhiên Vinataba lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường các quốc gia dự định xuất khẩu thuốc lá.

Ngay sau đó, nhãn hiệu này đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN. Hậu quả của việc này khá nặng nề. Nếu Việt Nam xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba sang các quốc gia đã được doanh nghiệp Indonesia đăng ký thì Việt Nam phải trả phí license nhãn hiệu Vinataba (của mình) cho công ty ở Indonesia. Hiểu một cách đơn giản Vinataba sẽ phải trả tiền cho doanh nghiệp Indonesia đang sở hữu thương hiệu Vinataba nếu muốn bán hàng tại các thị trường này. Nếu không, Vinataba (của Việt Nam) sẽ bị coi là hàng giả và có thể bị kiện.

Cũng giống như Vinataba, một doanh nghiệp trong ngành cao su mới đây cũng bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc lấy mất thương hiệu. Mặc dù, doanh nghiệp này đã cố gắng trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia này, nhưng đã bị “chậm chân”.
Nếu muốn phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài tiềm năng mà trong tương lai mình có khả năng đặt chân đến.

Nhức nhối vấn đề bảo vệ thương hiệu

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là một trong những biện pháp quan trọng, hàng đầu và thiết yếu đối với các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu của chính mình trong quá trình hội nhập. Nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề bảo hộ thương hiệu nên chỉ khi xảy ra tranh chấp,   thương hiệu có nguy cơ hoặc đã bị đánh cắp thì mới “ngã ngửa”.

Trước kia Ngân hàng Công thương Việt Nam ban đầu lấy tên thương mại Incombank làm nhãn hiệu, nhưng không đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Khi ngân hàng này đi đăng ký thì đã có một ngân hàng nước ngoài khác đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank mà buộc phải thay đổi nhãn hiệu thành Vietinbank.

Tương tự như vậy, một DN khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì lại bị trùng với một DN khác trong ngành, nên Cục Sở hữu trí tuệ không cấp phép và yêu cầu đổi tên khác vì nhãn hiệu này đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đó chỉ là số ít trong vô vàn câu chuyện mà các doanh nghiệp đã tự đánh mất tài sản trí tuệ của mình khi không hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bảo hộ ở khía cạnh pháp lý là điều sống còn của doanh nghiệp

Xét về giá trị, thương hiệu là một phần quan trọng trong khối tài sản của doanh nghiệp, giá trị của thương hiệu có thể chiếm tới 70% tổng tài sản của một doanh nghiệp, thậm chí có những thương hiệu trở thành vô giá. Nếu tài sản hữu hình được xem là phần “xác” thì nhãn hiệu được ví như “linh hồn” của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chạy theo các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất, đó là tên tuổi, là thương hiệu của mình.

Nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu đó là do  các doanh nghiệp chưa theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trực tiếp và ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chưa lường trước tình huống phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới ngay tại thị trường nội địa. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng thương hiệu nhưng chưa có chiến lược, tầm nhìn dài hạn dẫn đến việc định vị sai vị trí của thương hiệu. Hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập cũng còn nhiều hạn chế.

Do đó, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với các tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng. Trước hết cần khảo sát thị trường trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; không mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nắm được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris. Đặc biệt, nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện có hai con đường để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia, và đăng ký thông qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hiệp ước Madrid là một văn kiện được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký, và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. Việc quy định những nguyên tắc này giúp cho những chủ sở hữu nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Các điều ước quốc tế này cũng sẽ hỗ trợ người nước ngoài khi nộp đơn vào Việt Nam được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Như vậy, có thể thấy khi  doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu hay thị trường nội địa thì đều có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, ngành nghề, để tạo chỗ đứng riêng biệt. Việc có thương hiệu riêng để người tiêu dùng nhận dạng và có nhãn hiệu riêng được bảo hộ ở khía cạnh pháp lý là điều sống còn của doanh nghiệp.

– TUỆ LINH –

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

CSVN – Bảo vệ thương hiệu luôn là một trong những vấn đề nhức nhối và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Mặc dù xác định được giá trị to lớn của thương hiệu nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng bảo vệ thương hiệu của mình. Không ít doanh nghiệp đã lao đao do tự đánh mất thương hiệu sau thời gian dài gây dựng.

Quản lý và giữ vững thương hiệu là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Xây khó, mất dễ, vẫn lơ là

Thương hiệu không đơn thuần là một cái tên mà là sự tồn tại của cái tên đó trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng mang giá trị. Giá trị đó được gây dựng trong cả một quá trình dài. Thế nhưng, rất nhiều bài học về việc để mất tài sản trí tuệ này dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh các doanh nghiệp.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Việt Nam có gần 1.000 sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng ở hầu hết các địa phương, song mới chỉ có 59 doanh nghiệp, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này chỉ có hiệu lực bảo hộ trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn” thì vẫn bị mất như thường.

Một trong những ví dụ tiêu biểu của việc không thận trọng trong việc bảo hộ thương hiệu. Cụ thể, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cho nhóm 34 sản phẩm thuốc lá điếu, tuy nhiên Vinataba lại không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường các quốc gia dự định xuất khẩu thuốc lá.

Ngay sau đó, nhãn hiệu này đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN. Hậu quả của việc này khá nặng nề. Nếu Việt Nam xuất khẩu thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba sang các quốc gia đã được doanh nghiệp Indonesia đăng ký thì Việt Nam phải trả phí license nhãn hiệu Vinataba (của mình) cho công ty ở Indonesia. Hiểu một cách đơn giản Vinataba sẽ phải trả tiền cho doanh nghiệp Indonesia đang sở hữu thương hiệu Vinataba nếu muốn bán hàng tại các thị trường này. Nếu không, Vinataba (của Việt Nam) sẽ bị coi là hàng giả và có thể bị kiện.

Cũng giống như Vinataba, một doanh nghiệp trong ngành cao su mới đây cũng bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc lấy mất thương hiệu. Mặc dù, doanh nghiệp này đã cố gắng trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia này, nhưng đã bị “chậm chân”.
Nếu muốn phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài tiềm năng mà trong tương lai mình có khả năng đặt chân đến.

Nhức nhối vấn đề bảo vệ thương hiệu

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là một trong những biện pháp quan trọng, hàng đầu và thiết yếu đối với các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu của chính mình trong quá trình hội nhập. Nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề bảo hộ thương hiệu nên chỉ khi xảy ra tranh chấp,   thương hiệu có nguy cơ hoặc đã bị đánh cắp thì mới “ngã ngửa”.

Trước kia Ngân hàng Công thương Việt Nam ban đầu lấy tên thương mại Incombank làm nhãn hiệu, nhưng không đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Khi ngân hàng này đi đăng ký thì đã có một ngân hàng nước ngoài khác đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank mà buộc phải thay đổi nhãn hiệu thành Vietinbank.

Tương tự như vậy, một DN khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì lại bị trùng với một DN khác trong ngành, nên Cục Sở hữu trí tuệ không cấp phép và yêu cầu đổi tên khác vì nhãn hiệu này đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Đó chỉ là số ít trong vô vàn câu chuyện mà các doanh nghiệp đã tự đánh mất tài sản trí tuệ của mình khi không hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bảo hộ ở khía cạnh pháp lý là điều sống còn của doanh nghiệp

Xét về giá trị, thương hiệu là một phần quan trọng trong khối tài sản của doanh nghiệp, giá trị của thương hiệu có thể chiếm tới 70% tổng tài sản của một doanh nghiệp, thậm chí có những thương hiệu trở thành vô giá. Nếu tài sản hữu hình được xem là phần “xác” thì nhãn hiệu được ví như “linh hồn” của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chạy theo các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất, đó là tên tuổi, là thương hiệu của mình.

Nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu đó là do  các doanh nghiệp chưa theo kịp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trực tiếp và ngày càng khốc liệt. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chưa lường trước tình huống phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn trên thế giới ngay tại thị trường nội địa. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng thương hiệu nhưng chưa có chiến lược, tầm nhìn dài hạn dẫn đến việc định vị sai vị trí của thương hiệu. Hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập cũng còn nhiều hạn chế.

Do đó, doanh nghiệp cần chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với các tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng. Trước hết cần khảo sát thị trường trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; không mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nắm được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris. Đặc biệt, nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện có hai con đường để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia, và đăng ký thông qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hiệp ước Madrid là một văn kiện được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký, và hài hòa thủ tục đăng ký nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. Việc quy định những nguyên tắc này giúp cho những chủ sở hữu nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Các điều ước quốc tế này cũng sẽ hỗ trợ người nước ngoài khi nộp đơn vào Việt Nam được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Như vậy, có thể thấy khi  doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu hay thị trường nội địa thì đều có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, ngành nghề, để tạo chỗ đứng riêng biệt. Việc có thương hiệu riêng để người tiêu dùng nhận dạng và có nhãn hiệu riêng được bảo hộ ở khía cạnh pháp lý là điều sống còn của doanh nghiệp.

– TUỆ LINH –

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆUBẢO VỆ THƯƠNG HIỆUdịch vụ đăng ký nhãn hiệuđăng ký nhãn hiệuĐau đớn khi nhìn thương hiệu của mình bị người khác đăng ký - Bài học đắt giáMất thương hiệu – Bài học đắt giáNHÃN HIỆUTHƯƠNG HIỆUTƯ VẤNN BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322