Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

NHỮNG NỘI DUNG MỚI TRONG LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2020

Để phục vụ công tác cập nhật pháp luật nhằm áp dụng các quy định của Luật đầu tư năm 2020 trong hoạt động của doanh nghiệp, Luật 7S gửi đến Quý Công ty tài liệu: “Những nội dung mới trong Luật đầu tư năm 2020” được phân tích chi tiết và trích dẫn cơ sở pháp lý tại các phần dưới đây.

Ngày 17/06/2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9, đã thông qua Luật đầu tư số 61/2020/QH14. Luật đầu tư năm 2020 gồm 7 Chương, 77 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Luật đầu tư số 67/2014/QH13.

I – NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT ĐẦU TƯ

1. Bổ sung thêm định nghĩa chính thức của một số từ ngữ sau tai Luật đầu tư 2020:

  • Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
  • Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư là tập hợp dữ liệu về các dự án đầu tư trên phạm vi toàn quốc có kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan liên quan.
  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. 

2. Luật đầu tư 2020 bãi bỏ định nghĩa về hợp đồng PPP tại Luật đầu tư 2014:

  • Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.

3. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm điều kiện về chính sách đầu tư:

  • Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

4. Luật đầu tư bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Luật đầu tư 2020, chính thức chuyển ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, luật đầu tư 2020, bổ sung 2 ngành nghề mới cấm hoạt động kinh doanh là:

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

5. Luật đầu tư Sửa đổi điều 7 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm điều kiện đầu tư kinh doanh và bổ sung chi tiết quy định về điều kiện

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

 6.Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm điều khoản về Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nội dung chính như sau:

“ 1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

II – BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ

1. Luật đầu tư 2020 Bãi bỏ Điều 12 trong Luật đầu tư 2014 về Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng

2. Về hình thức ưu đãi đầu tư, trong Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm hình thức ưu đãi “Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế”.

Ngoài ra, đối tượng hưởng ưu đãi cũng có nhiều thay đổi khác biệt như sau:

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;

d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;

g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

 

Luật đầu tư 2020 cũng bổ sung thêm dự án đầu tư có đối tượng không áp dụng ưu đãi đầu tư bao gồm các tiêu chí thay đổi sau:

“b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;

c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.”

3. Ngành nghề ưu đãi đầu tư trong luật đầu tư 2020 được bổ sung thêm các ngành nghề sau đây:

– giáo dục đại học

– bảo quản thuốc

– sản xuất trang thiết bị y tế;

– sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;

– Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;

– Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.

4. Luật đầu tư 2020 bãi bỏ điều 21 của luật đầu tư 2014 quy định về “Phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế

5. Luật đầu tư 2020 cũng bổ sung điều khoản quy định về Ưu đãi và đầu tư đặc biệt. Nội dung điều khoản mới được quy định như sau:

“ 1. Chính phủ quyết định việc áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội.

Đối tượng áp dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.

Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.

Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt quy định tại Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này.

Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật này và các luật khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

III – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

1. Hình thức đầu tư

1.1.Luật đầu tư 2020 đã nêu ra quy định chi tiết về các hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Có thể thấy rằng, tại Luật đầu tư 2020 đã không còn quy định cũng như coi hợp đồng PPP là một hình thức đầu tư như Luật đầu tư 2014

1.2.Đối với đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, Luật đầu tư 2020 quy định ngắn gọn hơn, cũng không quy định về hạn chế sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

1.3.Đối với quy định về “Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, Luật đầu tư 2014 quy định về số vốn sở hữu là 51%, tuy nhiên luật đầu tư 2020 chỉ còn quy định là trên 50%.

1.4.Luật đầu tư 2020 đã quy định chi tiết hơn về nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận, quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại Luật đầu tư 2020 cũng có quy định khác so với Luật đầu tư 2014; đặc biệt Luật đầu tư 2020 không quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đập ứng các điều kiện và thực hiên thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

 

2. Chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư

2.1. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm quy định về “Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư”.

2.2. Luật đầu tư 2020 cũng có những thay đổi về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của những dự án. Cụ thể sự thay đổi này sẽ được thể hiện trong bảng so sánh sau đây:

  •   Bảng so sánh sự thay đổi về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:
Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

 

1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ1. Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hoá của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

c) Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;

d) Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;

đ) Dự án đầu tư chế biến dầu khí;

e) Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

g) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;

h) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, Xuất bản, báo chí;

3. Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

4. Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

 

1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

 

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnha) Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

c) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

 

a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

 

  • Bảng so sánh sự thay đổi về trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư:
Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
Trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.

4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

4. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

 

Trình tự chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

5. Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.

6. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.

 

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

6. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 33 của Luật này.

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(Không có sự thay đổi)

1. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này.

 

2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

5. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  •  Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất có sự thay đổi tại Luật đầu tư 2020, bao gồm những thay đổi như sau:

–  Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện hạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra Luật đầu tư 2020 đã có quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập và các quy định về nội dung thẩm định:

“2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:

a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.”

3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

3.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Luật đầu từ 2020 có đổi mới, chi tiết hơn Luật đầu tư 2014. Tại Luật đầu tư 2020 cũng quy định về dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

–  Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

–  Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

–  Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;

–  Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

–  Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3.2. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Luật đầu tư 2020 có quy định khác về thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tại khoản 3 của Luật không còn quy định về “Sở kế hoạch và đầu tư” mà thay bằng “Cơ quan đăng ký đầu tư” để áp dụng chung cho các trường hợp.

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực biện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

 

3.3. Về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật đầu tư 2020 đã bỏ “tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động” trong điều khoản về tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

3.4. Luật đầu tư 2020 đã chỉ rõ quy định về các trường hợp dự án phải điều chỉnh hoặc không được điều chỉnh chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:

3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

4. Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.”

Ngoài ra luật đầu tư 2020 bỏ điều khoản quy định về thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm điều khoản về “nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư’.

4.2. Về “bảo đảm thực hiện dự án đầu tư”:

Luật đầu tư 2020 có quy định chi tiết hơn về các trường hợp không phải ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư với các dự án có đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bao gồm các trường hợp sau:

a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;

c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.”

4.3. Về thời hạn hoạt động của dự án, luật đầu tư 2020 có quy định thêm về các trường hợp không được gia hạn hoạt động:

“4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thẩm dụng tài nguyên;

b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.”

4.4. Luật đầu tư 2020 đã có sự thay đổi, bổ sung thêm quy định về giám định

Cụ thể như sau: “Xác định giá trị vốn đầu tư; giám định giá trị vốn đầu tư; giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ”. Không những vậy, luật đầu tư 2020 còn chỉ ra rõ trách nhiệm của các nhà đầu tư như sau:

2. Nhà đầu tư tự xác định giá trị vốn đầu tư của dự án đầu tư sau khi dự án đầu tư đưa vào khai thác, vận hành.

4. Nhà đầu tư phải chịu chi phí giám định trong trường hợp kết quả giám định dẫn đến làm tăng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.”

4.5. Tại quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư, luật đầu tư 2020 bổ sung thêm 1 điều kiện mà nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần dự án:

Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư”

4.6. Luật đầu tư 2020 bỏ quy định về “giãn tiến độ đầu tư”, “tạm ngừng dự án đầu tư”, mà chỉ còn quy định về “Ngừng hoạt động dự án đầu tư”.

Theo đó, tại điều khoản này còn bổ sung thêm quy định “giảm tiền sử dụng đất” khi nhà đầu tư ngừng hoạt động dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng.

4.7. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm 2 trường hợp mà cơ quan đăng ký đầu tư được chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư:

“đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dư án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiên dự án đầu tư;

e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;”

4.8. Về hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành, luật đầu tư 2020 đã không còn yêu cầu các nhà đầu tư nộp kèm “xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu”.

IV – HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Luật đầu tư 2020 đã thêm quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề có điều kiện khi đầu tư ra nước ngoài.

Điều 53. Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Điều 54. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

a) Ngân hàng;

b) Bảo hiểm;

c) Chứng khoán;

d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản.

2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghi quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Đối với ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, Luật đầu tư 2020 đã loại bỏ các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.”

2. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Đối với, quy định về nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Luật đầu tư 2020 đã có quy định chi tiết, và bổ sung thêm 2 nội dung mới:

“a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;

e) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).”

3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

3.1. Luật đầu tư 2020 quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có sự khác biệt

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.

2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.

4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

 

1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.

2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này.

3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.

5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

3.2. Quy định về các trường hợp phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Luật đầu tư 2020 đã bổ sung thêm trường hợp “e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.”.

Ngoài ra, luật đầu tư 2020, còn quy định về việc “Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung khác với quy định tại khoản 1 Điều này” khi có sự điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Thẩm quyền chấp thuận chủ trương ra nước ngoài cũng được quy định tại điều khoản về điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:

“7. Cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài.”

8. Luật đầu tư 2020 đã thay đổi quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, đó là quy định tại điểm đ về việc quá thời hạn mà nhà đầu tư không thực hiện hoạt động dự án, cũng như Luật đầu tư loại trừ trường hợp quá thời hạn khi có báo cáo quyết toán thuế mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tính hình hoạt động dự án”

3. Luật đầu tư 2020 đã thay đổi quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Đó là quy định tại điểm đ về việc quá thời hạn mà nhà đầu tư không thực hiện hoạt động dự án, cũng như Luật đầu tư loại trừ trường hợp quá thời hạn khi có báo cáo quyết toán thuế mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tính hình hoạt động dự án

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;

 

đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;

g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Luật đầu tư 2020 và luật đầu tư 2014 có sự khác biệt về thời hạn chuyển lợi nhuận về nước như sau:

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhụận và các khoản thu nháp khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định tại khoản 2 Điều này mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

V – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

  1. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài: “đ) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư;”
  2. Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm 2 hệ thống liên quan đến đầu tư là:
  • Hệ thống thông tin quốc gia về xúc tiến đầu tư;
  • Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
  1. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam tại Luật đầu tư 2020 cũng bỏ chế độ báo cáo hàng tháng.
  2. Về đối tượng báo cáo hoạt động đầu tư tại nước ngoài, Luật đầu tư 2020 cũng thay đổi từ “cơ quan đăng ký đầu tư” thành “nhà đầu tư” phải thực hiện chế độ báo cáo, và yêu cầu phải báo cáo hàng năm thay vì báo cáo định kỳ 2 lần là 6 tháng và 1 năm như quy định tại Luật đầu tư 2014.
  3. Luật đầu tư 2020 ban hành thêm quy định về “hoạt động xúc tiến đầu tư”

 VI – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ.

Luật đầu tư 2020 có quy định liên quan đến việc sử dụng số định danh cá nhân như sau: Cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác khi thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.”

VII – PHỤ LỤC LUẬT ĐẦU TƯ

1. CÁC CHẤT MA TÚY CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH

Luật đầu tư 2020 đã chia ra danh mục riêng về các chất muối, đồng phân,… Cũng như bổ sung 2 chất ma túy mới cấm đầu tư kinh doanh là:

  • Lá Khat
  • Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện (trừ trường hợp ethyl este của acid béo iod hóa trong dầu hạt thuốc phiện mà không còn chứa chất ma túy từ thuốc phiện)

2. DANH MỤC HÓA CHẤT, KHOÁNG VẬT CẤM

Luật đầu tư 2020 bổ sung thêm các hóa chất, khoáng vật cấm:

  • Axit dodecyl benzen sunfonic (DBSA)
  • Amiăng crocidolit
  • Amiăng amosit
  • Amiăng anthophyllit
  • Amiăng actinolit
  • Amiăng tremolit

3. DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG, THỦY SẢN NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

3.1.Luật đầu tư 2020 ghi tiết danh mục các loài thuộc họ Lan

3.2.Về Động vật, Luật đầu tư 2020 có quy định thêm về một số loài cũng như loại trừ một số loài động vật ra khỏi danh sách.

* Các loài động vật loại trừ khỏi danh mục cấm đầu tư kinh doanh:

– Chồn bay (cầy bay)

– Bò xám

– Trâu rừng

– Cá heo trắng Trung Hoa

– Bò biển

– Kỳ đà hoa

 

– Rùa da

– Đồi mồI

– Đồi mồi dứa

– Quản đồng

– Vích

– Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng)

– Cá đao nước ngọt

* Các loài động vật được bổ sung vào danh mục cấm đầu tư kinh doanh:

– Voọc bạc trường sơn

– Vượn má vàng trung bộ

– Vượn siki

– Cầy gấm

– Hạc xám

– Đại bàng đầu nâu

– Kền kền ấn độ

– Kền kền ben gan

– Rùa hộp trán vàng miền trung (Cuora bourreti)

– Rùa hộp trán vàng miền nam (Cuora picturata)

– Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà)

– Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm)

– Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung hoa – Sousa chinensis)

– Cá chình mun

– Cá cháy bắc

– Cá mòi đường

– Cá đé

– Cá thát lát khổng lồ

– Cá anh vũ

– Cá hô

– Cá học trò

– Cá lợ thân cao (Cá lợ)

– Cá măng giả

– Cá vồ cờ

– Cá sơn đài

– Cá bám đá

– Cá trê tối

– Cá trê trắng

– Cá trèo đồi

– Cá bàng chài vân sóng

– Cá dao cạo

– Cá dây lưng gù

– Cá kèn trung quốc

– Cá mú dẹt

– Cá mú chấm bé

– Cá mú sọc trắng

– Cá hoàng đế

– Các loài cá đuối nạng

– Các loài cá đuối ó mặt quỷ

– Cá đuối quạt

– Cá giống mõm tròn

– Cá mập đầu bạc

– Cá mập đầu búa hình vỏ sò

– Cá nhám nhu mì

– Cá nhám rang

– Cá nhám thu

– Cá nhám thu/cá mập sâu

– Cá nhám voi

– Các loài cá đao

– Các loài cá mập đuôi dài

– Trai bầu dục cánh cung

– Ốc mút vệt nâu

– Ốc sứ mắt trĩ

– Ốc tù và

– Ốc xà cừ

– Bộ san hô đá (tất cả các loài)

– Bộ san hô cứng (tất cả các loài)

– Bộ san hô đen (tất cảcác loài)

– Bộ san hô sừng (tất cả các loài)

– Cỏ xoan đơn

– Cỏ lăn biển

– Rong bắp sú

– Rong bong bóng đỏ

– Rong câu chân vịt

– Rong câu cong

– Rong câu dẹp

– Rong câu đỏ

– Rong câu gậy

– Rong chân vịt nhăn

– Rong sụn gai

– Cắt lớn

– Choắt lớn mỏ vàng

– Gả lôi trắng

– Trĩ sao

– Bồ câu ni cô ba

– Tắc kè đuôi vàng

– Thằn lằn cá sấu

– Rùa ba-ta-gua miền nam

– Họ cá heo chuột (tất cả các loài)

– Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài)

– Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài)

– Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài)

– Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài)

– Cá may

– Cá mơn (Cá rồng)

– Cá pạo (Cá mị)

– Cá rai

– Cá trốc

– Cá trữ

– Cá thơm

– Cá niết cúc phương

– Cá tra dầu

– Cá chen bầu

– Cá mặt quỷ

– Cá mặt trăng

– Cá mặt trăng đuôi nhọn

– Cá nòng nọc nhật bản

– Cá ngựa nhật

– Cá đường (Cá sủ giấy)

– Cá kẽm chấm vàng

– Cá kẽm mép vẩy đen

– Cá song vân giun

– Cá mó đầu u

– Cá mập đầu búa lớn

– Cá mập đầu búa tron

– Cá mập đầu vây trắng

– Cá mập đốm đen đỉnh đuôi

– Cá mập hiền

– Cá mập lơ cát

– Cá mập lụa

– Cá mập trắng lớn

– Cá nhám lông nhung

– Cá nhám nâu

– Trai cóc dày

– Trai cóc hình lá

– Trai cóc nhẵn

– Trai cóc vuông

– Trai mẫu sơn

– Trai sông bằng

– Các loài trai tai tượng

– Họ ốc anh vũ (tất cả các loài)

– Ốc đụn cái

– Ốc đụn đực

– Bộ san hô xanh (tất cả các loài)

– Cầu gai đá

– Hải sâm hổ phách

– Hải sâm lựu

– Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa)

– Hải sâm trắng (Hải sâm cát)

– Hải sâm vú

– Cỏ nàn

– Rong đông gai dày

– Rong đông sao

– Rong hồng mạc nhăn

– Rong hồng mạc trơn

– Rong hồng vân

– Rong hồng vân thỏi

– Rong kỳ lân

– Rong mơ

– Rong mơ mềm

– Rong nhớt

– Rong tóc tiên

4. DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

4.1.Ngành nghề loại trừ khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

– Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại

– Hành nghề quản tài viên
– Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

– Kinh doanh phân bón vô cơ

– Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương

– Nhượng quyền thương mại

– Kinh doanh than

– Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc

– Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển

– Hoạt động dạy nghề

– Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài

– Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy

– Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hàng hải

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

– Kinh doanh dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

– Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh

– Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung

– Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện

– Nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện

– Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu

– Hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh sinh viên

– Dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm

– Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản

– Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản

– Sản xuất thức ăn chăn nuôi

– Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

– Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, trên cạn nguy cấp cần kiểm soát theo Phụ lục của Công ước CITES

– Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

– Kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước

– Kinh doanh củi than từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước

– Kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

– Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn đánh giá dự án đầu tư

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo đánh giá dự án đầu tư

– Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV

– Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô

– Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi

– Kinh doanh thuốc

– Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc

– Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm

– Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng

– Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

– Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế

– Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

– Kinh doanh dịch vụ đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học (BA/BE) của thuốc

– Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng

– Hoạt động của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế

– Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế

– Xuất, nhập khẩu và vận chuyển vật liệu phóng xạ

– Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

– Kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội

– Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh

– Kinh doanh dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan

– Kinh doanh dịch vụ thoát nước

– Sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng

– Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

– Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền)

4.2.Ngành nghề bổ sung vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị

– Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản

– Kiểm toán năng lượng

– Hoạt động giáo dục nghề nghiệp

– Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

– Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô

– Đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải

– Kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải

– Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt)

– Kinh doanh dịch vụ kiến trúc

– Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

– Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

– Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng

– Kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền

– Kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu

– Kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử

– Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu

– Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

– Kiểm định chất lượng giáo dục

– Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

– Kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá

– Đăng kiểm tàu cá

– Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá

– Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

– Kinh doanh địch vụ khảo nghiệm giống thủy sản

– Kinh doanh dược

– Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim

– Kinh doanh dịch vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

4.3.Ngành nghề bị thay đổi trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

Luật đầu tư 2020Luật đầu tư 2014
Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổKinh doanh các loại pháo
Kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻKinh doanh dịch vụ lưu kho ngoại quan

Kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa

Môi giới “bảo hiểm, hoạt động phụ trợ” bảo hiểmMôi giới bảo hiểm
Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lựcHoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực
Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện, cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AIDS, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ emKinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện
Kinh doanh vận tải biểnKinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểmKinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy
Kinh doanh dịch vụ kiểm định xây dựngKinh doanh dịch vụ kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
Hoạt động của nhà xuất bảnThành lập, hoạt động nhà xuất bản
Kinh doanh dịch vụ in, trừ in bao bìKinh doanh dịch vụ in
Kinh doanh thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôiKinh doanh thức ăn thuỷ sản
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôiKinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản
Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôiKinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi, trồng các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếmNuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES

Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES

Nuôi động vật rừng thông thườngNuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếmXuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếmXuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
Kinh doanh chăn nuôi trang trại

Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm

Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi tập trung, sản xuất con giống; giết mổ động vật; cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, sơ chế, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh sản phẩm động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm động vật
Kinh doanh phân bón

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm phân bón

Kinh doanh, khảo nghiệm phân bón hữu cơ

 

Kinh doanh dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ (bao gồm giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, giám định sở hữu công nghiệp và giám định về quyền đối với giống cây trồng)Kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp
Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàngCung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Một số bài viết tham khảo có thể bạn quan tâm:

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về đầu tư vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời!  

 

 


Đọc thêm

Thẻ tag: BẢO ĐẢM ĐẦU TƯĐIỀU KHOẢN THI HÀNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀIHOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAMNHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT ĐẦU TƯPHỤ LỤC LUẬT ĐẦU TƯQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322