Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

QUYỀN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ, THIẾT KẾ BỐ TRÍ, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch bán dẫn là một trong những đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Mối đối tượng đều có vai trò quan trọng trong quá trình
kinh doanh và sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ sáng chế, thiết kế bố
trí, kiểu dáng công nghiệp là một công việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết này,
Luật7S xin đưa ra một số thông tin về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch
bán dẫn.
1. Ba đối tượng này được định nghĩa tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một
vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình
khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các
phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

2. Chủ thể có quyền đăng ký:
a, Đối với quyền đăng ký sáng chế, chủ thể đăng ký thuộc về:
+ Tác giả (tức là người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ), nếu tác giả tự đầu tư kinh
phí, phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế; hoặc
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, nếu sáng chế được
tạo ra do tác giả sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất đó; hoặc
+ Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê với tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do thực hiện
hợp đồng thuê việc và trong hợp đồng thuê việc không có thỏa thuận khác; hoặc
+ Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo ra do thực hiện nhiệm vụ
của tổ chức được giao.
+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký có thể chuyển giao hoặc để thừa kế quyền đăng ký
cho tổ chức cá nhân khác.
b, Đối với quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ thể đăng ký thuộc về:
+Tác giả ( tức là người hoặc là người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính
công thức, lao động sáng tạo của bản thân mình ) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật
chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc
+Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức
giao việc, thuê việc với tác giả nếu các bên không có thỏa thuận khác.
+Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công
nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó được thực hiện
nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
+Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền đăng ký, để
thừa kế hoặc thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả trường hợp nộp đơn đăng ký.
c, Đối với thiết kế bố trí, chủ thể đăng ký thuộc về:
+ Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao
việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ với những đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong
những thủ tục hành chính phức tạp và yêu cầu đòi hỏi nhiều những giấy tờ pháp lý. Vì vậy, hãy
liên hệ với Luật 7S để nhận được những tư vấn và hỗ trợ dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương

Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

Thẻ tag: kiểu dáng công nghiệpQUYỀN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾsáng chếTHIẾT KẾ BỐ TRÍThủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322