Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

I. Các hình thức đầu tư:

– Thành lập tổ chức kinh tế.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT,…
– Đầu tư phát triển kinh doanh.
– Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
– Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

– Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
– Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
– Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;
– Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tổ chức kinh tế quy định, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Đầu tư theo hợp đồng

Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.

Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.

3. Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:

– Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
– Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

4. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại

– Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
– Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định.
– Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
– Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

II. Đầu tư gián tiếp thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
– Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
– Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
– Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

III. Các loại hình công ty nước ngoài có thể đầu tư:

1. Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài

a/ Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
– Theo quy định của chính phủ ” quy định thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ” thì việc chuyển nhượng cho thành viên khác tại điều 52 Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015.

Lưu ý:

+ Riêng về công ty sau khi đăng ký và được cấp giấy hoạt động mới có quyền kinh doanh.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

b/ Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

c/ Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh Nghiệp 2014 này.

Lưu ý:

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

2. Hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

3. Trường hợp dự án không gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (không gắn với xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất) nay đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, ngoài hồ sơ nêu tại mục 1, 2 ở trên, cần bổ sung hồ sơ về pháp nhân hoặc các giấy tờ có liên quan để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động.

Lưu ý:

– Giấy chứng nhận đầu tư do Phòng Đầu tư Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng doanh nghiệp trong nước cấp
– Giấy phép kinh doanh do Sở Công thương cấp phép.

Quá trình xin cấp giấy phép đầu tư, làm thủ tục thành lập công ty cần nhiều văn bản pháp lý phức tạp và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có những yêu cầu nhất định. Vì vậy, hãy liên hệ với Luật 7S để nhận được những tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về thủ tục cấp giấy phép đầu tư nước ngoài cũng như các vấn đề pháp lý khác.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com

Đọc thêm

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322