Việt Nam được coi là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài bởi những lợi thế về môi trường kinh doanh năng động, nhân công dồi dào và chính sách kinh tế rộng mở. Dưới đây, Luật 7S xin cung cấp cho quý khách hàng những lý do doanh nghiệp nên đầu tư vào Việt Nam như sau:
1. Về lao động:
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ và cơ cấu dân số ngày càng trẻ hóa với độ tuổi trung bình là 30,8 tuổi, theo thống kê năm 2017. Ngoài sức trẻ, lực lượng lao động Việt Nam còn được đánh giá cao bởi sự chăm chỉ, trình độ học vấn cao và dễ đào tạo. Việt Nam cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư nhiều vào giáo dục đào tạo hơn các nước đang phát triển khác. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với những thị trường lao động khác trong khu vực.
Bên cạnh lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng, chi phí lao động tại Việt Nam được đánh giá là rất cạnh tranh so với khu vực. Hầu hết lao động Việt Nam có kỹ năng làm việc tốt và khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc trong khi chi phí lao động chỉ bằng 10% hoặc 5% ở các nước công nghiệp và thấp hơn so với các nước có mức thu nhập tương tự.
2. Về chính sách đầu tư
Việt Nam luôn mở cửa và khuyến khích chào đón các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hành động cập nhật, điều chỉnh các quy định về đầu tư. Việt Nam đâng tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, miễn giảm tiền thuê và sử dụng đất, v.v. Chính phủ cũng cam kết tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, theo Cục đầu tư nước ngoài, trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Một minh chứng khác cho thấy sự mở cửa nền kinh tế của Việt Nam là việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia và khu vực để thu hút thị trường, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Cộng đồng kinh tế ASEAN, CPTPP,… và đang tiếp tục đàm phán trong nhiều thỏa thuận thương mại khác. Việc tăng cường hội nhập với thế giới sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và khu vực này khi đầu tư vào Việt Nam.
3. Môi trường kinh tế và chính trị ổn định
Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng 7,5% và trong giai đoạn 2011-2013 dù gặp rất nhiều khó khăn vẫn đạt 5,6%. Với GDP vào khoảng 223 tỉ USD và đạt mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2017, Việt Nam đã ghi tên mình trong danh sách những nền kinh tế năng động nhất thế giới.
Cơ sở hạ tầng đang dần được cải thiện cũng tạo động lực để môi trường kinh tế ngày càng phát triển đi lên. Trước đây, kết cấu hạ tầng hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông được xác định là một trong những nguyên nhân tạo nên rào cản vô hình trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để tháo gỡ những rào cản này, chính phủ và các địa phương đã và đang tích cực triển khai thu hút mọi nguồn lực để đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông huyết mạch, cảng hàng không, các tuyến đường ra cửa khẩu, biên giới, các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Thêm vào đó, sự ổn định chính trị của Việt Nam là một trong những yếu tố hàng đầu hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết các nước đều đã trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị, trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đảm bảo cho sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế.
Trên đây là những lí do xác đáng về những nét thu hút của môi trường đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư cần cân nhắc đến những quy trình thủ tục, cũng như các loại giấy tờ cần thiết để được cấp phép. Hãy liên hệ ngay với Luật 7S để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ
Hotline: 093.677.8880 gặp Mr.Hiệp hoặc 0911.173.322 gặp Ms.Thương
Email: lienhe@luat7s.com