Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Quý doanh nhân khởi nghiệp thường mất nhiều thời gian để cân nhắc nên chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp. Việc so sánh các loại hình doanh nghiệp để lựa chọn trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty.

XEM THÊM: Chữ ký số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần Chữ ký số (token)!

Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật sửa đổi bổ sung Điều 170 của luật doanh nghiệp 2013. Luật doanh nghiệp có rất nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu để hiểu và áp dụng.

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu một cách căn bản về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2014.

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp chính là  hình thức tổ chức mô hình kinh doanh căn cứ vào những yếu tố như số thành viên góp vốn, mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp, cơ cấu tổ chức…được quy định tại Luật doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2014 (LDN) quy định các loại hình doanh nghiệp  bao gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu  hạn ( TNHH) một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD), doanh nghiệp nhà nước. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Về cơ bản, những nội dung khác biệt giữa loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  •  Số lượng thành viên góp vốn, mối quan hệ giữa các thành viên góp vốn
  • Tư cách pháp nhân.  Một doanh nghiệp được hiểu là có tư cách pháp nhân khi và chỉ khi:
  • Được thành lập hợp pháp
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  • Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập
  • Có tài sản riêng độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng  tài sản của mình trong phạm vi vốn góp
  • Khả năng huy động vốn
  • Tổ chức quản lý doanh nghiệp

Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay?

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay việc xác định loại hình doanh nghiệp nào là phổ biến nhất là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác do sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp cũng như các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm thực tế về thành lập doanh nghiệp, Luật 7S nhận thấy doanh nhân khởi nghiệp thường lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Chính vì vậy, Luật 7S sẽ mô tả cụ thể những loại hình phổ biến này dưới đây để Quý doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất.

XEM THÊM: Tư cách pháp nhân là gì?

Sau đây là các tiêu chí so sánh các loại hình doanh nghiệp:

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân

Thành viên

– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Từ 2 đến 50 thành viên

– Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

– Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế

– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Trong phạm vi vốn điều lệ

Trong phạm vi số vốn góp

– TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình

Tư cách pháp nhân

Không

Quyền phát hành chứng khoán

Không được phát hành cổ phần

Không được phát hành cổ phần

Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

Không được phát hành cổ phần

Chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua

– TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

– TVGV được chuyển vồn góp cho người khác

– Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

– Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

– Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

Ban kiểm soát

Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm

Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát

Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát

Cuộc họp hợp lệ

Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

Lần 3: không phụ thuộc

– Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

– Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

Thông qua nghị quyết họp

Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

Trên đây là một số tiêu chí cơ bản để phân biệt các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn có thể xem tại đây: Luật doanh nghiệp 2014

Trên đây là sự so sánh cơ bản giữa các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dựa vào những định hướng này, Luật 7S hy vọng có thể giúp Quý doanh nhân có một khởi đầu thuận lợi, trước tiên là trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với Luật 7S để được tư vấn chi tiết. Bằng kinh nghiệm và uy tín hàng đầu của mình trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp,

Luật NTV tin tưởng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp một cách chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn pháp lý

Hi vọng .những chia sẻ về so sánh các loại hình doanh nghiệp đã giúp bạn hiểu được phần nào con đường mà mình đã, sẽ chọn sắp tới  . Hãy gọi cho chúng tôi công ty Luật 7S theo số hotline: 093.677.8880 (Giờ hành chính)  – 093.677.8880 (Hỗ trợ 24/7) để được hỗ trợ miễn phí bất kỳ thắc mắc của bạn. Chúc bạn luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

XEM THÊM: Các loại mô hình công ty, doanh nghiệp nước ngoài ở singapore

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

#so sánh các loại hình doanh nghiệp
#tiểu luận so sánh các loại hình doanh nghiệp
#tóm tắt các loại hình doanh nghiệp
#điểm giống và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp
#hãy nêu và so sánh đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp
#so sánh các chủ thể kinh doanh
#các loại hình doanh nghiệp theo luật 2014
#ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
#loại hình doanh nghiệp 2202 là gì?

Đọc thêm

Thẻ tag: các loại hình doanh nghiệp theo luật 2014điểm giống và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệphãy nêu và so sánh đặc điểm của các loại hình doanh nghiệploại hình doanh nghiệp 2202 là gì?so sánh các chủ thể kinh doanhso sánh các loại hình doanh nghiệptiểu luận so sánh các loại hình doanh nghiệptóm tắt các loại hình doanh nghiệpưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322