Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của Bên đi vay.
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành vay nước ngoài một khoản tiền thuộc khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm. Vậy khi muốn làm thủ tục thay đổi khoản vay nước ngoài thì cần những giấy tờ gì, thủ tục như thế nào? Bài viết sau đây của Luật 7S sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả những câu hỏi này.
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
1. Quy định của pháp luật về các loại khoản vay nước ngoài
Theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 2 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì khoản vay nước ngoài bao gồm:
Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới các hình thức:
2. Quy định của pháp luật về các loại khoản vay phải đăng ký
Căn cứ theo điều 9 thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về các khoản vay phải đăng ký bao gồm:
3. Căn cứ pháp lý
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
1. Cơ quan thực hiện
2. Thành phần hồ sơ
– Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-NHNN).
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi khoản vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
– Bản sao ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của Bên đi vay về thỏa thuận thay đổi khoản vay nước ngoài đối với trường hợp khoản vay nước ngoài của Bên đi vay được bảo lãnh.
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
– Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với trường hợp đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản.
3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài). Việc gửi hồ sơ này có thể được thực hiện qua 1 trong 3 cách thức sau:
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay trong thời hạn:
Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay, cơ quan có thẩm quyền có văn bản nêu rõ lý do.
4. Thời hạn giải quyết
Văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài hoặc Văn bản từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Trường hợp kế hoạch trả nợ thực tế thay đổi trong phạm vi 10 ngày so với kế hoạch trả nợ đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận trước đó, Bên đi vay có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản để thực hiện trả nợ theo kế hoạch thay đổi; không yêu cầu phải đăng ký thay đổi Khoản vay với Ngân hàng Nhà nước. Việc không đăng ký thay đổi hoặc chậm đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
Căn cứ quy định về xử lý hồ sơ đăng ký khoản vay trong trường hợp Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Điều 20 Mục 3 Chương III Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp:
“Trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, trường hợp Ngân hàng Nhà nước: phát hiện Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài (bao gồm cả hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo về vay, trả nợ nước ngoài), việc xem xét xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay của Bên đi vay được thực hiện sau khi hoàn tất xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.”
Cụ thể, theo điểm đ, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thì đối với hành vi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký thay đổi khoản vay ra nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
IV. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ, THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA LUẬT 7S
1. Đề xuất dịch vụ
2. Thời gian thực hiện
30 – 45 ngày làm việc (trong trường hợp khách hàng đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự).
3. Phí dịch vụ
Trọn gói 20.000.000 VNĐ (không bao gồm tiền phạt)
Trên đây là những thông tin về hoạt động đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Luật 7S. Quý khách hàng cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!