Đề nghị báo giá: 093.6778.880 - 0911.173.322 - lienhe@luat7s.com

Công ty hợp danh là gì? Cơ Cấu, Tổ Chức Công Ty Hợp Danh

Hiện nay, Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít phổ biến ở Việt Nam. Song loại hình doanh nghiệp này vẫn được một số bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư lựa chọn để hoạt động kinh doanh. Luật doanh nghiệp 2014 quy định chi tiết và cụ thể về thành viên và cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. Qua thực tiễn tư vấn quản trị doanh nghiệp, Luật 7S sẽ phân tích khái niệm, đặc điểm; những ưu, nhược điểm của loại hình này để lý giải tại sao loại hình này không phổ biến ở Việt Nam.

XEM THÊM: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Những điều cần biết về công ty hợp danh. Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công ty hợp danh là gì, có tư cách pháp nhân không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều đó.

Công ty hợp danh là gì? Cơ Cấu, Tổ Chức Công Ty Hợp Danh

Công ty hợp danh là gì? Cơ Cấu, Tổ Chức Công Ty Hợp Danh

Khái niệm công ty Hợp danh

Khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định tại Điều 172 như sau:

“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Như vậy, Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh; luật không quy định giới hạn số lượng thành viên hợp danh; ngoài ra còn có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh buộc phải là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức; chịu trách nhiễm hữu hạn theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có Tư cách pháp nhân kể từ thời điểm thành lập và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công ty hợp danh là gì, có tư cách pháp nhân không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều đó.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Mỗi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Có thể thấy, công ty hợp danh đáp ứng được 3 trong 4 điều kiện nêu trên. Trong công ty hợp danh ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh gồm tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

Thêm vào đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn mình đã góp vào công ty, chỉ thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình.

Do đó, xét về mặt tổng thể, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014).

Đặc điểm công ty hợp danh

  • Về thành viên hợp danh và trách nhiệm của thành viên hợp danh:

(1) Thành viên hợp danh của công ty không được là Chủ doanh nghiệp tư nhân; không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty.

(2) Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.

(3) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

  • Về thành viên góp vốn và trách nhiệm của thành viên góp vốn:

(1) Thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Việc huy động thêm thành viên góp vốn, giúp tháo gỡ được khó khăn tài chính mà công ty hợp danh gặp phải.

(2)Thành viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên. Nhưng những lá phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.

  • Tư cách pháp nhân:

(1) Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp

(2) Có sự tách bạch rõ ràng về tài sản của Công ty và tài sản của thành viên hợp danh.

  • Huy động vốn:

(1) Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

(2) Huy động vốn bằng các hình thức như: tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới; vay vốn;…

  • Chuyển nhượng phần vốn góp:

(1) Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.

(2) Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.

  • Cơ cấu tổ chức:

(1) Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

(2) Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty, song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

Công ty hợp danh là gì? Cơ Cấu, Tổ Chức Công Ty Hợp Danh

Công ty hợp danh là gì? Cơ Cấu, Tổ Chức Công Ty Hợp Danh

XEM THÊM: Mẫu điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất năm 2020

Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm

  • Hệ điều hành và bộ phận quản lý của các công ty hợp danh ở Việt Nam không quá phức tạp.
  • Các thành viên góp vốn của công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã góp.
  • Có uy tín cao về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với công ty.

Nhược điểm

  • Vì được hưởng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên mức độ gặp rủi ro rất cao.

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

Người đại diện được trình bày với khái niệm luật pháp là người mà công ty đăng ký lựa chọn là người đại diện theo pháp luật, được thể hiện rõ ràng trong giấy đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước hoặc pháp luật có thẩm quyền cấp giấy phép để người đó đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. nhằm thực hiện các cách bàn giao dịch và các hành vi dân sự hay hành chính vì các lợi ích riêng của doanh nghiệp. Theo khoản 1 điều 13 luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh gồm tất cả các thành viên hợp danh của công ty. Tất cả những thành viên đó đều được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty.

Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết các nhà kinh doanh đều lựa chọn thành lập loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần.

XEM THÊM: Thành lập công ty cổ phần cần vốn tối thiểu là bao nhiêu?

Ngoài ra công công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ kế toán cho mọi loại hình doanh nghiệp (Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ hoàn thuế dn,…). Công ty Luật 7S 

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hỗ Trợ Tư Vấn Online

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 093.677.8880

Hotline: Hotline HN: 093.677.8880 hoặc HCM: 0911.173.322

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách “bình luận” vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Luật 7S ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Đọc thêm

Thẻ tag: câu hỏi về công ty hợp danhcơ cấu tổ chức của công ty hợp danhcông ty hợp danh luật doanh nghiệp 2020công ty hợp danh nổi tiếngcông ty hợp danh ở việt namcông ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2020công ty hợp danh ưu nhược điểmví dụ công ty hợp danh

HN: 093.6778.880
HCM: 0911.173.322